Hiểu về trái tim.
.
Tui được tặng quyển sách này, trong một khoảng thời gian đặc biệt, với sự đề nghị rất trân trọng từ Bạn, và sự “hùng hổ” rầm rộ của giới truyền thông từ mấy tháng nay[có liên quan nhiều đến anh Chi Bảo]. “Hiểu về trái tim” của thầy Minh Niệm, gần 500 trang nằm gọn gàng trong tay tui, lẫn lộn ghét thương dù chưa đọc chữ nào.
Thương vì nội dung quyển sách đã được review, thương vì các chiến dịch từ thiện dài hơi triển khai cùng sách, thương vì tấm lòng nặng sâu của tác giả, chắc cũng cưu mang niềm đau nỗi buồn dày dặn lắm mới viết một quyển sách đọc để chữa trị tâm hồn. Ghét cũng vì mấy lẽ, cái tính vô duyên ghét bề nổi của những bề nổi, ghét cái quỹ dám mướn 1 công ty kiểm toán đứng ra đảm bảo độ minh bạch, vậy là tự dưng buồn, ghét khi lật trúng trang 232, đọc câu ngẩn ngơ “khổ đau từ trái tim thì liệu pháp chữa trị cũng từ trái tim“…
.
Trước khi đọc, tui đã nghĩ là tui sẽ đọc một lèo hết sạch. Vì ai đó ung dung xếp “Hiểu về trái tim” vào tủ sách “Hạt giống tâm hồn” trước nay, mà bộ này ngày xưa tui gặm tèng tèng 2 cuốn 1 đêm, nên tui ung dung nghĩ như thế. Thành ra tui đọc bữa giờ chưa hết 10 bài, tui đâm ra giận người đó dễ sợ.
Trước khi đọc, tui đã nghĩ đây là một quyển sách đi ngủ, nghĩa là đọc sẽ dễ buồn ngủ. Vậy mà tui đọc xong một bài tỉnh ngủ một chút, đọc 3 bài một đêm dễ dẫn đến tình trạng thức trắng… Tui đọc “Hiểu về trái tim” bằng kỷ niệm, bằng những trải nghiệm, những thước phim quá khứ trôi vụt qua tim, ướm vặn vừa vào từng câu chữ của tác giả. Đọc tới đâu, từng người một bước chân ra khỏi vùng ký ức ngủ quên của tui mà thức dậy, làm tui bàng hoàng và sợ hãi những chữ điềm nhiên dịu dàng trên trang sách…
.Tui có hơi giận tác giả. Càng đọc càng giận. Sao đi sâu vào tâm tư tiềm thức của người ta nhẹ nhàng và hồn nhiên dữ vậy? Theo profile tác giả đồng hương của mình, hình còn trẻ, xuất gia năm 1992, vậy là phải sống nhiều lắm, tìm kiếm và ghi nhớ nhiều lắm, rồi đọc nhiều lắm, từ thơ tình tới sinh học, Trịnh Công Sơn tới Xuân Diệu, để cống hiến những ngõ ngách trải nghiệm, phân tích những trái tim tan vỡ, xoa dịu những vết thương ích kỷ, học cách nới rộng trái tim mình…
.
Tui sợ khi đọc hết quyển sách thì không đủ can đảm để viết một bài review, để lại đề nghị bạn nào đó đang khổ đau hãy “biết ơn khổ đau” và mua 1 quyển sách. Đọc để biết cách dựng xây một trái tim vững chãi…
.
[phiennghien. một lần nữa rất cảm ơn Bạn, nhé]
Tôi được nghe những bài giảng trong tập sách này lần đầu tiên qua trang radio.danong.com, từ sự giới thiệu của một người bạn. Từ đó, hằng đêm tôi lại nghe, với rất nhiều cảm xúc. Tôi đã thấu hiểu được nhiều điều về cuộc đời, về bản thân, từ những bài giảng như thế.
Chia sẻ một vài dòng với bạn. Mong sẽ có dịp được trao đổi nhiều hơn. Chúc bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng.
cũng chia sẻ với bạn luôn, nếu bạn có thời gian thì nên đọc, đừng nghe, vì theo chủ quan của tui thì việc nghe sách qua giọng của 1 người khác ảnh hưởng khá nhiều đến cảm xúc và suy nghĩ, rất khác.
Thân.
Đọc là phải nghiến ngẫm, phải tĩnh lặng và đọc tới đọc lui câu chữ cho nhớ đúng nghĩa đọc, học, để hiểu … để mở rộng dung lượng trái tim mà chứa … đựng …
Đọc gần 1 tháng chưa hết nửa cuốn nữa hà … mà đúng là đọc từng trang từng trang là từng thứ từng thứ tuồn về chảy ngang qua tim từ ngọt ngào tới chua chát, từ hờn giận tới ân hân …
Iu thế hok biết!!!
hi` hi`, tui chụp mãi mới được tấm hình ưng ý á :) hẹp mà sâu rộng mênh mang ^^
nghiền ngẫm đi cưng!
ah, chưa kịp khen cái dzụ này, tấmhình đệp ghê lun àh, gất là hích
Nghe thú vị quá, để em tìm đọc thử xem sao, nhưng tình hình là em hơi dị ứng mấy sách hạt-giống-tâm-hồn, :D, hy vọng là quyển này ko phải loại đó!
@Windie: ^^ hí hí ^^
@ Em Pine: chị cũng thuộc loại dị ứng vài tập “Hạt giống tâm hồn”, nhưng “Hiểu về trái tim” rất khác em à! :)
Tình cơ vào đây khi tìm kiếm thêm thông tin về tác giả Minh Niệm. Đọc bài này thấy hay quá chời quá đất. Cảm giác cũng từa tựa mình lúc đầu. Bi giờ mình cũng coi cuốn HVTT là “gối đầu giường” rồi. Nhưng gối thì hơi uổng vì nó đẹp và quý quá, nên để “sát đầu nằm” vậy :). Sẵn đây, tặng các bạn email của tác giả Minh Niệm nè: minhniem@gmail.com. Mình đã thử liên lạc rồi, rất bất ngờ vì ông cực kỳ thân thiện và thông thái! Có 1 điều đặc biệt là ông rất ư là đẹp trai, uổng, vậy mà đi tu! Và uổng, sao hông chịu để hình vào bìa sách luôn cho làng xóm người ta biết và ái mộ thêm hè!
cảm ơn Thụy Khanh nhé! Tui vừa add hình thầy vào entry :D à nếu có liên lạc với thầy thì tui liên lạc thiệt chớ hong thử ^^
Tui cũng là dân Tiền Giang, có điều may mắn 1 chút là cùng huyện Châu Thành với thầy Minh Niệm. Tui ra trường sau thầy tới 5 năm, nhưng danh tiếng về một thủ khoa của trường mà lại đi tu và luôn quay về giúp đỡ học sinh nghèo học giỏi vẫn cứ bay từ niên học này sang niên học khác. Đến năm em tui học mà thầy cô vẫn nhắc vẫn ca ngợi về thầy. Tiếc là tui và em tui đều không nằm trong diện học giỏi, nghèo thì có, nên không nhận được sự quan tâm của thầy. Tui nghe mấy đứa bạn lúc đó nói thầy rất hiền, chân chất và rất đẹp trai. Hehehe…đẹp trai mà sao lại đi tu nhỉ? Hồi đó tui thắc mắc dữ lắm, thầy cô trong trường chỉ nói vì thầy yêu lý tưởng “phụng sự xã hội”. Hừ, kiểu yêu này thiệt hiếm thấy, nghe cũng lạ tai. Tụi tui cứ nói lén nhau chắc thầy ấy thất tình nên mới “chôn tuổi thanh xuân” như vậy. Coi đó, tụi tui gan trời khi viết thư hỏi thầy lý do có phải như vậy hông? Thầy trả lời cũng đáo để: “Có, thầy có thất tình, nhưng thất tình nhân sinh”. Sốc nè! Ai mà lại yêu cả nhân sinh mà đi thất tình. Mãi đến bây giờ tui mới vỡ lẽ. Thầy đúng. Thầy nên như thế. Nên có nhiều con người can đảm và hy sinh như thế. Tui không tu được, chứ không tui cũng thích sống như thầy. Nhỏ bạn tui biết rõ về thầy, nói thầy sống ẩn dật trong rừng trong núi nhưng phong thái lúc nào cũng rất tự do, trí tuệ hơn người, khác hẳn với những thầy tu mà tui từng gặp (chán đời và không thực tế!). Tui đọc cuốn “Hiểu Về Trái Tim”, thấy có chút hãnh diện vì nổi tiếng ấy là đồng hương của mình, một người còn trẻ mà hiểu biết thật quảng đại và trái tim thật bao la. Và tui lại có chút bùi ngùi về mình, kém hơn thầy có mấy tuổi đâu mà tối ngày chỉ loanh quanh với tiền bạc – danh dự – yêu đương. Nhiều lần định viết thư cho thầy để xin lời khuyên, nhưng đọc cuốn sách này rồi thì tui biết con đường nằm trong chính mình mà thôi. Thôi thì, dù không đi được tới đỉnh như thầy, tui cũng ráng lò mò theo dấu chân thầy dù chỉ là một quãng đường rất ngắn, chỉ mong sao luôn an bình trong đời sống và quá đủ rồi! Chúc thầy luôn sáng ngời như vì sao trong vòm trời thế giới!
gửi tặng các bạn tấm hình rất quý này của thầy Minh Niệm nhé!
http://www.mediafire.com/?xfyildw3c2b33o2
Cảm ơn Trang nhiều nhé! Tui đọc xong comment của bạn vừa buồn cười vừa ngẫm lại mình. Tui nghĩ thầy là một… “dị nhân”! Hihi… Cuộc sống cần rất nhiều người như Thầy, chứ ai cũng”sân si” như mình thì …
tấm hình này mới là “hành độc” nè :)
http://www.mediafire.com/?6d532mo0c8yl2sp
Cảm ơn Phiên Nghiên và cảm ơn tất cả các bạn đã có những cảm nhận rất tương đồng với cảm nhận của mình về cuốn sách “Hiểu về trái tim”. Thật ra, trước nay mình rất thích đọc những cuốn thuộc “hạt giống tâm hồn” dù mình chỉ hiểu đôi điều trong ấy. Có lẽ vì tâm lý người tây phương có khác nhiều với tâm lý người đông phương, và có lẽ vì cách dịch cũng đã làm cho “tinh chất” đã “bay đi ít nhiều” nên có khi đọc mãi mà chẳng hiểu mô tê gì cả. Nhưng đọc “Hiểu về trái tim” thì khác. Mình ngần ngại mãi với giá tiền cuốn sách nhưng rồi cũng bấm bụng mua đại khi dở vài trang đọc thử… và giật thót tim khi những dòng chữ đầu tiên mình chạm vào trúng phốc tâm trạng mình. Về nhà, mình “buông bỏ” hết mọi việc để ngấu nghiến từng con chữ. Mình không lại dám đọc vội, vì sợ hết chữ, vì sợ cảm giác ngọt ngào và nhẹ nhàng trôi qua, vì sợ đối diện với chính mình khi nó đang được phơi bày ra. Mình không giận tác giả mà trái lại rất yêu quý. Những vấn đề căn bản như yêu thương hay hạnh phúc đến những vấn đề tinh tế như ích kỷ hay tham cầu thật chưa thấy bộ sách giáo khoa hay kinh điển nào lột tả chân thật và dể hiễu đến như vậy. Nói vậy chứ mình cũng chả biết gì về kinh điển, nhưng mình tin nếu kinh điển có ghi rõ như vậy thì người ta đã truyền tụng cho nhau từ lâu rồi. Mình cảm phục tác giả sâu nặng tài năng và cả tấm lòng của tác giả – ông vừa giúp mọi người hiểu rõ trái tim và con chỉ ra một con đường tuyệt đẹp. Nhưng tác giả Minh Niệm ơi, con đương ông đã đi và giới thiệu đến mọi người dẫu tuyệt vời nhưng làm sao để dễ dàng bước lên con đường ấy khi chung quanh của những con người thế gian còn đầy rẫy những hấp dẫn và ràng buộc? Phải chăng nó chỉ dành riêng cho 1 số người nào có duyên không? Dù sao, mình cũng đã thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản hơn rất nhiều khi mỗi đêm về ngồi bên trang sách (cũng chính là ngồi đối diện với chính mình). Mình đã bắt đầu chấp nhận những rạn nứt hay vụng vỡ trong tim mình, mình bắt đầu bớt nghĩ ngợi hay chờ đợi từ kẻ khác. Sáng hôm nay, mình thấy trong khu vườn tâm của mình có một mầm non đang hé nở, mình biết nó đang rất cần sự chăm sóc và chở che của mình từ bây giờ. Hy vọng mình duy trì mãi cảm giác này, đừng để lòng mình bay nhảy mãi như những ngày xưa, để mình được sống sâu sắc hơn với chính mình và mọi người hôm nay. Mỗi bài thơ sau mỗi bài viết mình đã thuôc lòng và đọc vang lên trong đầu mỗi khi gặp một hoàn cảnh tương tự. Trăm lần cảm ơn một cuốn sách “gối đầu giường” ếm ái, trăm lần cảm tạ tấm chân tình của tác giả để tận tụy chia sẻ trải nghiệm đến mọi người. Rất mong có một ngày được đối diện và chia sẻ trực tiếp với tác giả.
Quả thật đọc “hiểu về trái tim” là đọc trái tim mình, cũng mong cầu sao mình thấy an và biết đủ :) Cảm ơn bạn chi sẻ nhé!
10 Cái Tuyệt về cuốn sách Hiểu Về Trái Tim:
1- Văn phong chân phương, gần gũi nhưng sang trọng và đầy tính thi ca.
2- Phơi bày cặn kẽ và thấu đáo mọi ngõ ngách tâm lý con người.
3- Vừa nên rõ nguyên nhân tâm bệnh vừa chỉ ra cách chữa trị.
4- Hướng con người đến cái chân-thiện-mỹ toàn vẹn.
5- Sát thực với thời đại nên rất dễ ứng dụngg trong đời sống.
6- Chỉ ra nhiều lối “thoát” cho nhân loại qua “văn minh tâm hồn”
7- Đưa ra nghệ thuật sống sẽ trở thành khuôn mẫu sau này (như Tạ Ơn)
8- Chủ yếu viết bằng sự trải nghiệm và quan sát.
9- Càng đọc càng thấy bình yên và yêu đời yêu người hơn.
10- Mỗi lần đọc là có một cảm nhận mới và hiểu biết mới.
10 Cái Bất Ngờ từ cuốn sách Hiểu Về Trái Tim:
1- Tác giả quá trẻ và quá đẹp trai :)
2- Tác giả cuốn sách “rất đời” mà lại là một nhà tu.
3- Tác giả định cư nước ngoài mà chứa chan hồn Việt.
4- Tác giả không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông từ khi ra mắt sách đến nay ( rất hiếm có tác giả nào như thế).
5- Tác giả có rất nhiều đệ tử tài giỏi và nổi tiếng: Chi Bảo, Hồng Ánh, Bình Minh…
6- Cuốn sách được mọi tầng lớp yêu thích, dù tuổi teen hay người lớn tuổi.
7- Cuốn sách lại có mặt trong rất nhiều công ty, được nhiều doanh nhân đang rất quan tâm.
8- Cuốn sách là đề tài “hot” hiện nay tại nhiều tụ điểm…
9- Cuốn sách lại mau chóng được nước ngoài mua bản quyền.
10- Cuốn sách đầu tiên của người Việt viết về tâm lý trị liệu.
Đó là ý kiến của riêng mình. Các bạn có thêm thì bỏ vào để chúng ta cùng góp 1 tay đề cao tác phẩm Việt – tinh thần Việt nhé ( chiêu này người Tàu hay sử dụng và rất thành công). Thanks!!!
tui thích số 1 phần 1 và số 4 phần 2, cảm ơn nhé :)
Tui có tầm hình này mới là “hàng độc” nè, thầy đẹp trai như tài tử xi nê vậy hà:) Coi bộ tui cũng muốn đi tu rồi nghe,hehehehe….
http://www.mediafire.com/i/?wiw1pddbju2d6jc
Trời! dường như bà con đua nhau làm “fan” của thiền sư đẹp trai thì phải? Mình thì thắc mắc làm sao thiền sư có nhiều kinh nghiệm để nói về “chuyện ấy” quá siêu (trong bài Trao Thân và Kính Trọng) như vậy? Nếu nói là hiểu qua tâm lý người khác mà biết thì khó tin thật, vì mình đảm bảo không ai không đi qua cái kinh nghiệm đó là hiểu ra nổi, trừ phi…. hihihi :)
Cái này chắc phải meo hỏi thầy quớ đi ~_~
Tôi cũng tâm đắc với “Hiểu Về Trái Tim”, những hiểu biết về lĩnh vực tâm hồn của ông thật sâu thẳm, khiến người nghe giật mình đến kinh ngạc. Nhưng điều khiến tôi “lạnh người” nhất là khi ông lý giải về nguyên tắc Nhân Quả theo dạng năng lượng tương tác trong vũ trụ. Một cách lý giải đầy thuyết phục khi đi tới chỗ “con người vốn là Vô Ngã”. Cách lý giải này khoa học chắc chắn phải chấp nhận nhưng không thể đi theo vì khoa học là có Cái Ngã của khoa học. Tôi không biết những lý giải của ông Minh Niệm là dựa trên nền tảng kinh điển có sẵn của đạo Phật hay do chính ông phát hiện ra. Với tôi, hoàn toàn mới lạ nhưng đầy hấp dẫn và thuyết phục. Nếu là của riêng ông, thì tôi đoán ông sẽ sớm trở thành tâm điểm chú ý của giới khoa học. Riêng về lĩnh vực tâm hồn thì ông quá ư là xuất sắc rồi, theo hiểu biết của tôi, ông xứng đáng là Nhà Tâm Linh Thời Đại!
Tks bạn… Quả thật tác giả uyên bác và rất thú vị, càng đọc càng thấy sáng á :)
Đúng như bạn Tường Quang nhận xét, trong bài Hiến Tặng, Nghi Ngờ và rải rác trong một số bài khác, thiền sư Minh Niệm đã phân tích thật ngoạn mục về sự truyền dẫn năng lượng từ những cá thể theo “Qui Luật Cân Bằng Cảm Xúc” tự nhiên trong vũ trụ. Cụm từ này thay thế cho hai từ cổ điển “Nhân Quả” thật xứng đáng và cần thiết, vì hầu hết đều hiểu lầm Nhân Quả là nguyên lý của riêng đạo Phật. Cách lý giải của thiền sư đúng là dễ thuyết phục và chấp nhận, lột tả được mọi hành vi của con người xuất phát từ cái Tâm nào thì thành ra cái kết quả đó. Nhờ vậy những người làm từ thiện “theo phong trào”, nhất là giới nghệ sĩ hiện nay muốn đánh bóng tên tuổi qua việc từ thiện, thì cũng phải nhìn lại thái độ của mình. Qua đó, thấy rõ quan trọng nhứt là cái Tâm của con người, ai cũng cần phải trau đồi Tâm của mình để hoàn thiện hơn chứ không có “nẻo” nào khác cả. Nên những điều thiền sư nói ra tuy không phải là hoàn toàn mới mẻ nhưng đã đánh thức dịu dàng và tinh tế bao cái Tâm đang lạc loài long bông nơi chốn bụi hồng ngơ ngác… Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ thấy mình thật may mắn có được cuốn sách tâm đắc nhất trong tay để rồi luôn soi chiếu mình vào trong ấy. Ba tối vốn là một nhà giáo dạy Văn, ông rất nghiêm và đề cao triết lý sống của người xưa, nhưng gần như ông cũng bị “đổ” khi chạm tới Hiểu Về Trái Tim. Ba nói: “Cái ông thầy này bao nhiêu tuổi là giỏi kinh khủng vậy ta? Sao ông nói từ trong ruột gan người ta ra, nói những điều rất xưa mà mới toanh như mới nghe lần đầu vậy. Bọn trẻ tụi con là sướng cha rồi, có cuốn này đọc mà còn hư hỏng thì hổng biết nói sao. Ngày xưa muốn hiểu một câu nói của thánh nhân thì phải đi năn nỉ người lớn giải thích, có khi họ làm khó làm khăn hhoặc giải thích sai thì mình cũng không biết đường cãi lại!”. Ba tôi gặp ai cũng giới thiệu về cuốn sách, như thể ông được hội từ thiện HVTT nhờ làm tiếp thị quảng cáo vậy. Ba tôi nói ông sẽ ráng sống để sẽ có một lần hội ngộ với thiền sư Minh Niệm để tận mắt nhìn thấy cách nói chuyện, cách ứng xử hay cách sống của ông. Tôi cũng vậy, ráng áp dụng những bài dạy của thiền sư để khi may mắn được gặp trực tiếp thì tôi cũng đủ tự tin để hỏi câu hỏi lớn lao và quan trọng nhất trong đời mình! Cảm ơn Phiên Nghiên đã tạo ra không gian dễ thương này cho mọi người kể lể… nhé!
Chà, comment nào trong bài này cũng “ruột gan” hết trơn… Tới giờ tui còn chưa biết ai up entry của tui lên web hieuvetraitim.org nữa, vì ko nói với tác giả [là tui] tiếng nào, ~_~
Cũng rất mong một ngày gặp thầy, để xem duyên của mình tới đâu hihi!
Hihihi… chỗ này nên đặt tên “Thầy Minh Niệm’s Fanclub” mới phải :) Vui quá hè! Mình cũng có “phẩm vật” để trình làng đây bà con ơi! Mình có đứa bạn thân vốn là học sinh trường Trung Học Phổ Thông Tân Hiệp – Tiền Giang. Hôm kia đến phòng nó chơi cũng có bàn tán xôn xao về cuốn HVTT và Thầy Minh Niệm, cô nàng đưa ra Kỷ Yếu 45 năm Thành Lập Trường, trong đó có một bài thơ có tựa đề ngồ ngộ: ” Có một học sinh cô giáo gọi là thầy”. Bài thơ dài thê thảm này của giáo viên môn Văn tên Nguyễn Thị Ánh viết tặng cho cựu học sinh Lê Quốc Triều. Bà con biết nhân vật ấy là ai hông? Hehehe… chính là Thầy Minh Niệm đóa :) Mình xin cô nàng đem bài thơ về kiếm chỗ up lên cho làng xóm người ta cùng thưởng thức. Bỗng dưng khi không lọt vào khu vườn xinh xinh này, mình cũng vui vẻ gõ vài dòng thơ trích ngang hong để chia sẻ cùng mọi người nhé:
“… Có gì đâu! Sao trong mắt em nhiều câu hỏi thế?
Có gì đâu! Sao lòng tôi thương mến!
Có gì đâu! Sao bụi phấn rơi rơi…
Có gì đâu sao được thầy cô bạn bè yêu quý?
Vì lẽ rất bình thường
Em là học sinh giỏi, ngoan hiền và rất đáng yêu.
Em còn là lớp trưởng gương mẫu nhiệt tình.
Và đâu chỉ có thế!
Tôi nhớ em hát bài “Mấy nhịp cầu tre” ngọt ngào sâu lắng.
Tôi nhớ bài “Bến Thượng Hải” giọng em trầm ấm ngân vang như sóng biển dạt dào.
Tôi nhớ vai An Dương Vương em thể hiện oai phong, yêu thương, mà sao xót xa cay đắng…
Em thật đa tài, rất đỗi chân thành và phong thái điềm nhiên.
Ngày nào tôi dạy em: “Hạnh phúc là đấu tranh”
Câu nói của Mác đã trở thành chân lý.
Hơn nửa đời người tôi mãi đi tìm.
Sao mãi tủi buồn khắc khoải âu lo!
Sao thất bại luôn đồng hành cùng cuộc sống?
Ngày nay em dạy tôi: “Hạnh phúc là ở đây
trong trái tim bình yên của mỗi con người”.
….. còn nữa
=> Vậy là bà con biết ngoài tài viết văn ra, Thầy Minh Niệm còn là ca sĩ nữa đó nghen. Uổng ghê nơi, vậy mà đi tu??? Nhưng nhờ vậy mà bây giờ mới có HVTT để đọc và mới có chuyện để …tám… nè !!!
Cô Ánh viết bài này hay! Cô là cô giáo dạy mình, và Thầy Niệm là Thầy của mình! Tóm lại, thích nghe thầy nói – giọng ấm áp, nhiều giáo lý, làm mình suy nghĩ nhiều về cuộc sống!
Xời, bỗng dưng Phiên Nghiên nổi tiếng vì trang này đã lộ diện trên website hieuvetraitim.org, và bỗng dưng tác giả của cuốn sách hot hiện nay được nghe bà con đang bàn tán xôn xao về ông. Vì thế nào ông cũng thường xuyên theo dõi hieuvetraitim. org như ngày xưa ông vẫn thường theo dõi radio.danong.com. Vậy ai nói xấu tác giả thì coi chừng nghen !!!!!!!!!!!!!!
Cảm ơn Tuấn Anh nói tui “bỗng dưng nổi tiếng”… câu này tui ko dám nhận, viết entry review này phần để cảm ơn người tặng sách, phần vì những người khác nữa… à mà tui có thấy ai nói xấu gì đâu, toàn khen với… tiếc ko chớ!
Tôi thấy cuốn sách này hay thì có hay, nhưng cũng nhiều điều rất khó nuốt và rất mới lạ. Chắc là đến độ tuổi nào đó thì con người ta mới cần sống bình thản và sâu sắc, chứ đang độ xuân thì thế này mà cứ “chấp nhận cảm xúc xấu” và “buông bỏ cảm xúc tốt” thì chẳng phải đời đáng chán lắm sao? Nhiều chỗ tác giả khuyên ai không biết mà mình đọc thấy sốc dễ sợ, y như nói mình vậy. Thôi, bà con cứ enjoy “tác phẩm vàng” này đi nhé, mình chỉ chọn được vài bài hợp với mình thôi. Nghe CD của nghệ sĩ đọc còn khó chịu dữ ác nữa, nhiều giọng rên khào khào mệt gần chết hà!!! Dù gì, cũng cám ơn tác giả và bàn con thân thiện nhé!
theo tui nên tự đọc tự ngẫm, nghe qua giọng ngừ khác [ngừ nổi tiếng] chẳng qua là tò mò roa`i phán đoán này nọ mất hay! :)
Tớ chỉ thấy những bài viết về tình yêu hay nói chung là tình cảm là dễ hiểu và thuyết phục, còn những bài nói về năng luợng gì gì đó thì mông lung khó hiểu chết đi được. Nghe nói tác giả là người Tây Nam Bộ mà giọng văn không bị địa phương tính, nên khá dễ nuốt cho những độc giả vùng của mình. Ok, mình cũng mong ông í viết thêm những tâm lý như nhớ nhung, phản bội, ủy mị… mấy cái này là bệnh nặng của tớ đóa….:)
Day la cam nhan cua rieng minh. Chua bao gio minh doc 1 cuon sach thay “da” nhu cuon HVTT. Ngoai nhung giai ma nhung cung bac cam xuc mot cach chi tiet va ro rang, Thay Minh Niem con giai ma luon nhung bi an cua su van hanh vu tru nua. Minh dac biet thich cach giai thich cua Thay ve Ontology (ban the hoc) ve tinh chat Phi-cuc-bo (non local) va thu vi nhat la The Butterfly Effect (hieu ung canh buom). Minh cung dang theo hoc nganh Meteorology, nhung khong the ngo rang nhung hien tuong thien nhien lai co lien quan mat thiet voi tam ly con nguoi nhu the. Dieu nay cac nha khoa hoc chac se rat ngo ngang day!!! Neu HVTT duoc dich sang tieng Anh thi qua la amazing, nguoi tay phuong se phai kinh ngac ve nhung hieu biet ve tam hon va ca nhung linh vuc sieu nhien cua nguoi Viet Nam nhu trong tac pham doc dao nay. Minh co cam tuong nhu Thay Minh Niem la mot nhan vat gi do rat dac biet ma chung ta chua the goi dung ten duoc. Nhung chac chan nhung “thanh tuu” cua Thay se la mot tai san lon cho nhan loai. Rat nguong mo va cung rat mong duoc dien kien 1 lan. (jason77_Lee@aol.com)
Nếu ở Mỹ thì tác giả Minh Niệm sẽ nhận được bằng tiến sĩ tâm lý danh dự rồi. Tôi nói thế vì tôi đang học ngành này ở Mỹ, nhưng chưa thấy cuốn sách hay giáo sư nào trong trường nói chi tiết, tận tường và thấm thía về tâm lý như tác giả Minh Niệm. Đó là chưa nói đến những cách chữa trị thật thuyết phục và gần gũi. Và ở Mỹ, chỉ cần mình có những phát minh hay thành tựu ngang tầm một người có bằng cấp mà nó thật sự gây ảnh hưởng tốt cho xã hội thì sẽ được tôn vinh và phong tước ngang bằng người có bằng. Chả hẻm như xứ mình. Tôi biết để cuốn sách này đi xa đi rộng được thì cũng không phải chuyện dễ ngoài những cố gắng nỗ lực của Dv Chi Bảo và giới nghệ sĩ. Nay mai Nhật xuất bản cuốn sách này, bổ sung vào nền giáo dục của họ thì sẽ càng buồn tủi hơn nữa… Mong rằng “người ta” sớm thấy được giá trị đích thực của cuốn sách này mà đặt nó vào đúng vị trí xứng đáng mà làm thêm lợi ích cho quần chúng.
CHÀO CÁC BẠN! MÌNH ĐƯỢC 1 NGƯỜI BẠN SHARE MỘT LÁ THƯ RẤT CẢM ĐỘNG VÀ ĐẦY TRÍ TUỆ CỦA THẦY MINH NIỆM GỬI CHO 1 BẠN TRẺ TÊN QUỐC THUẤN. MÌNH ĐỌC LÀ THƯ NÀY NHIỀU LẦN VÀ THẤY TRONG LÒNG BỒI HỒI KHÓ TẢ NHƯ THỂ LÁ THƯ NÀY THẦY VIẾT CHO MÌNH. TRỘM NGHĨ CHẮC SẼ CÓ NHIỀU BẠN ĐÓN NHẬN ĐƯỢC SỰ BỔ ÍCH CỦA LÁ THƯ NÀY NÊN MÌNH ĐÃ XIN PHÉP BẠN QUỐC THUẤN POST LÁ THƯ NÀY LÊN CHO MỌI NGƯỜI ĐỌC. VÌ ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ 1 LÁ THƯ MANG TÍNH CÁ NHÂN!
ENJOY!
Quốc Thuấn thân mến!
Thành thật xin lỗi Thuấn vì thầy chưa kịp hồi đáp những lá thư của Thuấn. Vì trong thời gian qua thầy đã dồn hết năng lượng cho việc tu tập và viết sách, lại không tiếp xúc với người bên ngoài, và nhất là không thường sử dụng internet. May là Thuấn vẫn có thể tiếp xúc với thấy qua tác phẩm “Hiểu Về Trái Tim”. Hy vọng thầy đã không làm Thuấn thất vọng!
Nghe những trăn trở của Thuấn trong lá thư vừa rồi, thầy rất hạnh phúc và rất cảm kích. Suốt thời gian qua, thầy đã không ngừng nghe ngóng và tìm cách liên lạc với các bạn trẻ – những người còn hừng hực ngọn lửa “phụng sự xã hội”. Thầy biết còn rất nhiều bạn trẻ đã đủ tỉnh thức để tách mình ra khỏi mãnh lực hấp dẫn của sự hưởng thụ để tìm cầu con đường hạnh phúc chân thật cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội. Thầy cũng đã ra đi ngót gần 20 năm rồi. Hồi đó, thầy mới 15 tuổi mà đã thấm thía 2 câu thơ của thi sĩ Chế Lan Viên “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp. Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Thế rồi, thầy đã nghĩ đến chuyện “đội đá vá trời” và cứ khăng khăng ra đi dù chưa biết là đi đâu. Miễn là mình chấp nhận hy sinh, chấp nhận khước từ sự hưởng thụ của một người bình thường, để tìm cho ra phương cách nào đó giúp những người thân quen hay xóm làng mình sống bình yên và hạnh phúc hơn. Có thể nói đó là một quyết định táo bạo, có chút nông nổi, nhưng lúc ấy thấy chỉ biết rằng mình đã được đất trời và tổ tiên trao cho sứ mệnh “phụng sự dân tộc” nên phải ra đi thôi. Tiếng gọi trao truyền sứ mệnh ấy thầy đã nghe ra từ những mảnh đời bi thương đến tủi nhục ở xung quanh mình.
Đi mà không biết phía trước là gì kể cũng đáng sợ lắm chứ! Tuy thầy biết con đường từ bi và trí tuệ của đức Phật thật tuyệt vời, nhưng thầy không hề biết chút xíu gì về giới tu hành cả. Thậm chí khi thầy chính thức trở thành thầy tu rồi mà thầy cứ nghĩ trong lòng đây chỉ là một cuộc thử nghiệm, không xong thì mình tìm nẻo khác. Thăng trầm nghiệt ngã cũng bắt đầu từ chuyến phiêu lưu độc bộ mạo hiểm ấy. Mãi đến sau này thầy mới biết chính những quyết định dứt khoát, những thái độ hăm hở khám phá, những niềm tin hy vọng trong sáng chính là những chất liệu cực kỳ quan trọng để giúp thầy có được thành công. Nghĩa là mình rất khó biết được con đường nào là hoàn toàn đúng đắn và thích hợp với mình, chỉ cần mình biết được đã có kẻ thành công từ nó và nắm chút hiểu biết về nó là đủ. Thái độ đi trên con đường quan trọng hơn là con đường. Vì rốt cuộc con đường cũng chỉ là phương tiện, nó chỉ giúp cho mình tìm thấy cái mục đích tối hậu trong chính mình mà thôi. Thế nên, dù mình có lỡ chọn sai con đường (cũng có thể vì nó không thích hợp với mình thôi) mà buộc lòng mình phải chọn con đường khác, thì điều đó không có nghĩa là những gì mình đã cất công đầu tư cho con đường cũ là vô nghĩa. Nó cũng giống như khi mình chọn nghề này và sống với nó một thời gian rồi mình lại nhảy qua nghề khác, song mình vẫn có thể sử dụng kinh nghiệm của nghề đầu để ứng dụng cho nghề sau bằng dạng này hay dạng khác. Nói chung, mọi sự cố gắng, phấn đấu, rèn luyện, chịu đựng, hy sinh… đều mang lại giá trị thiết thực cho hôm nay và mai sau. Vì thế, Thuấn không nên quá lo lắng cho con đường mình phải chọn. Chỉ cần tỉnh táo và can đảm chịu trách nhiệm cho quyết định của mình là được rồi. Phần còn lại, từ từ mình sẽ tìm thấy trong suốt lộ trình, “nghề sẽ dạy nghề” mà!
Nếu Thuấn yêu thích và có duyên với con đường của thầy thì xin hân hạnh mời đồng hành! Đồng hành không nhất thiết phải trở thành thầy tu. Chỉ cần Thuấn có thể dành ra 1/3 hay 1/2 thời gian và năng lực để đầu tư cho việc phát triển trí tuệ và phụng sự xã hội là được. Nếu chọn toàn phần, trở thành nhà Tâm Linh trọn vẹn thì càng quý. Thầy định sau khi rời thất (khoảng 3-5 năm nữa) sẽ về lại Virginia và Việt Nam để gầy dựng 2 trung tâm thiền. Thầy cần có khoảng 1.000 bạn trẻ tu thiền giỏi, có thể trở thành những vị thầy dạy thiền, để có mặt khắp mọi nơi mà giúp người giúp đời. Vì với mỗi mình thầy thì cũng chẳng giúp được bao nhiêu người. Thuấn có thể ghi danh từ bây giờ đó!
Thuấn ơi! Đúng như Thuấn đã trình bày. Cái thiếu của xã hội bây giờ không phải là thiếu ăn thiếu mặc, mà chính là thiếu hiểu biết. Nếu ý thức được như vậy rồi thì Thuấn còn chần chờ gì nữa mà không tự nhận lãnh trách nhiệm của một kẻ đi lắp đầy những khoảng trống lớn lao của xã hội. Công việc ấy quả thật là công việc của một kẻ lội ngược dòng nước, nhưng nó thật sự rất đẹp và cao cả vô cùng. Với thầy, không gì tuyệt vời cho bằng khi mình có thể sống được với những khát khao sâu sắc nhất trong tâm khảm mình, và nhất là đó là một đời sống ý nghĩa – cho mình và cho đời.
Chúc Thuấn sớm tìm thấy con đường của mình. Khi nào cần thầy yểm trợ thì hãy tự nhiên lên tiếng nhé!
Thầy vẫn luôn lắng nghe.
thầy Minh Niệm
Chân thành cảm ơn bạn Phiên Nghiên đã cho mình “ké” chỗ này để post 1 lá thư hay và bổ ích cho những ai muốn chọn con đường phụng sự xã hội hay cả việc muốn làm Nhà Tâm Linh :) – DQ
wow… cảm ơn về bức thư bạn post… Cũng từng có ý định mail cho thầy nhưng chưa làm, vì sợ rằng tâm đang quá động của mình lại phiền những nghĩ suy của thầy…
Chị cứ mail cho Thầy đi Phiên Nghiên,e cũng từng có suy nghĩ như chị í, Nhưng tâm càng động.mới thể hiện rõ những ưu tư muộn phiền của c, lúc đó chúng ta cần tâm sự và chia sẻ, Thầy luôn lắng nghe mọi người dù ở xa cách mấy,
Thiệt ra chị chỉ muốn đi gặp thầy, nghe thầy giảng thôi. Chị bây giờ ko có ưu tư muộn phiền gì cả, cái gì giải quyết được thì giải quyết, ko thì cho qua, đựng trong lòng khổ mình nặng người lắm hihi
Minh triết thay cho câu nói: “Thái độ đi trên con đường quan trọng hơn con đường”. Chắc là thấy ấy phải trải qua nhiều sóng gió lắm mới thốt lên câu nói thấm thía như vậy. Đọc ké thư người khác mà mình cũng cảm nhận được như đọc thư của mình, mình cũng đang đầy tâm trạng đây. Mình đang thắc mắc làm thế nào là một Nhà Tâm Linh và thế nào một Thầy Dạy Thiền? Bạn nào có thể giải nghĩa giúp mình không?
Cảm ơn bạn Quốc Thuấn ( chắc bạn đang rất hạnh phúc đây:) ) và bạn Diểm Quỳnh, Phiên Nghiên đã cho mình cơ hội đọc lá thư này. Thú thật mình cũng như bạn Phiên Nghiên rất muốn viết thư cho thầy ấy nhưng lại thấy lòng mình đang rối bời như bồng bông thì không biết nên hỏi cái gì cho hay đây???
Zậy sao không post luôn lá thư của Quốc Thuấn để xem người hỏi gì mà có lá thư hấp dẫn thế? Mời Quốc Thuấn trình làng đi nào????
Hehehe… thú vị nhất là thiền sư đạo Phật thuyết giảng về Thánh Kinh. Hổng biết tín đồ đạo Phật và cả Thiên Chúa nghĩ gì hén???
Chào mọi người! Tôi cũng lục tìm thông tin của tác giả Minh Niệm trên mạng bỗng lạc vào khu vườn hoa thơm cỏ lạ này. Mọi người chia sẻ hay và nhiệt tình quá, tự dưng blog của Phiên Nghiên trở thành diễn đàn Hiểu Về Trái Tim mất rồi. Uổng thật, nếu website HVTT cũng như radio ĐànÔng thì chắc là mọi người sẽ có chỗ rộng lớn hơn để tha hồ chia sẻ rồi. Kệ, nhỏ là ấm cúng! Tôi cũng có cái này hấp dẫn để share với mọi người đây. Số là tôi có trong tình nguyện viên của chi hội HVTT, wen một anh làm trong ban chấp hành chi hội, anh ấy đã khoe với mình lá thư của thầy Minh Niệm gửi cho tất cả những người tham gia dự án HVTT, trong đó có cả giới nghệ sĩ. Lá thư thật tuyệt vời, cũng như bài HVTT số 51 vậy. Mời mọi người thưởng thức nha :).
*******
Hawaii, ngày 07 tháng 6 năm 2010.
Các anh chị thân mến!
Có những nhân duyên cũng chỉ là sự hội ngộ bình thường, nhưng cũng có những nhân duyên lại khiến cuộc hội ngộ làm nên những kỳ tích. Chúng ta vốn từ nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều hướng đi khác nhau trong cuộc đời, nhưng chúng ta lại gặp nhau tại một giao điểm – đó chính là tình người. Lâu rồi, dường như ai cũng ngại nhắc đến hai chữ “tình người”, vì phương tiện vật chất đang thao túng giá trị tinh thần, sự ích kỷ tham lam
đang chiếm hết bình diện của cuộc sống. Nhưng nếu không phải là phước báu của ông bà tổ tiên, nếu không nhờ sự nâng đỡ yêu thương của những người thân chung quanh, thì chắc giờ này chúng ta vẫn còn lạc lõng đâu đó trong chốn bụi hồng mà quên mất ngõ về quê hương tâm hồn, chúng ta chắc sẽ không có cái duyên hội ngộ hôm nay, như cụ Nguyễn Du đã nói: “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
Thầy biết các anh chị ai cũng rất tất bật với cuộc sống, nhưng vẫn luôn cố gắng dành ra nhiều thời gian và cơ hội để chia sẻ vật chất đến những kẻ bất hạnh hơn mình. Đó là thứ tài sản rất quý báu. Và lần này, các anh chị lại hợp sức với nhau để làm một công tác khá khác lạ và đặc biệt, đó là truyền tải những thông điệp hiểu biết đến những trái tim còn đang chìm trong giấc ngủ mê. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chắc các anh chị cũng đã nhìn thấu đáo nỗi bất hạnh lớn nhất của con người không phải vì thiếu ăn thiếu mặc, mà là thiếu hiểu biết. Dù bây giờ là thời đại văn minh, con người có thể biết rõ những gì đang xảy ra trên khắp địa cầu và cả ngoài địa cầu, nhưng điều nghịch lý không ngờ là con người lại trở nên mờ mịt với chính mình, cũng như lầm lẫn trầm trọng giữa phương tiện và mục đích sống. Như vậy, chúng ta đang thật sự chạm tới bi kịch lớn nhất của cuộc đời – đề tài nan giải và nhức nhói nhất của xã hội hiện nay.
“Ta tin rằng chỉ có một tâm hồn bình yên, trong sáng và hiểu biết, mới có thể thiết lập được một đời sống ý nghĩa thật sự. Còn gì ý nghĩa hơn khi chúng ta có thể đến với nhau trong tình huynh đệ. Sẽ không ai nhìn ai bằng ánh mắt nghi ngờ hay thù oán, sẽ không còn ai muốn được tôn vinh hay lấn lướt, sẽ không có bóng dáng của dối trá hay toan tính nhỏ nhoi, sẽ không còn sự kỳ thị giữa các nền văn hóa hay hiểu biết, sẽ không có kẻ thiếu trách nhiệm hay vô tâm. Đây có phải là nếp sống “văn minh tâm hồn” của tổ tiên ta không? Đây có phải là ước mơ sâu sắc nhất của chúng ta hôm nay không? Chúng ta không muốn tiếp tục làm “tín đồ” sùng bái hào quang vật chất mà vô tình phá sản đạo đức của giống nòi. Chúng ta không muốn chứng kiến con cháu ta cũng loay hoay nửa kiếp người như ta mới nhận ra giá trị cuộc sống. Chúng ta chỉ muốn được thảnh thơi
trong đời sống. Chúng ta chỉ muốn mọi người đều bình đẳng, chan hòa và yêu thương nhau. Đã đến lúc phải quay về rồi, tổ tiên đang trông đợi sự tỉnh ngộ của chúng ta, không thể chần chờ thêm nữa”.
Đó là đoạn trích trong bài viết Khiêm cung của quyển sách “Hiểu về trái tim” sắp xuất bản. Nhìn vào thực trạng xã hội, có thể nhiều người sẽ cho đó là ước mơ rất viển vông. Nhưng với đức tin sâu dày vào chất liệu thánh thiện vẫn còn tiềm Nn trong mỗi người, cộng với tình huynh đệ và ý thức quay trở về xây dựng lại nếp sống văn minh tâm hồn mạnh mẽ của chúng ta hôm nay, nhất là chúng ta đã tìm ra được con đường đúng đắn, thì chắc chắn ước mơ ấy sẽ sớm thành hiện thực. Con đường mà chúng ta tìm được cũng không có gì xa lạ, chính là quay về tìm hiểu và chuyển hóa tâm hồn. Lẽ dĩ nhiên, những chia sẻ trong quyển sách dù rất tường tận và thực tiễn thì đó cũng chỉ là lý thuyết. Song, chúng ta không tham vọng gì hơn là mong nó sẽ là những cơn mưa tắm mát những hạt mầm đang khô héo trong chiều sâu tâm hồn mỗi người. Rồi chờ đủ nhân duyên, chúng ta
lại cùng nhau tạo ra tiếp những cơn mưa như thế nữa, vì mưa lâu thế nào cũng sẽ thấm đất. Nếu có điều kiện thuận lợi hơn, chúng ta sẽ tạo ra những môi trường thích hợp nhất để nuôi dưỡng những hạt mầm ấy, cứ theo thời gian thì thế nào nó cũng vươn vai đứng dậy. Việc làm của chúng ta hôm nay chắc chắn sẽ tạo nên những kỳ duyên, để rồi nó sẽ kết nối với những năng lượng khác có cùng tần số – những tấm lòng cũng đang hướng về xây dựng một xã hội hạnh phúc, thì sớm muộn gì cũng làm nên những hiệu ứng đáng kể.
Thầy tuy đang ở xa, không thể tận mắt chứng kiến những giây phút lao nhọc của các anh chị trong việc đem quyển sách “Hiểu về trái tim” đến rộng rãi mọi đối tượng, nhưng thầy luôn cảm nhận được mình đang thật sự đồng hành cùng các anh chị, vì tác phNm ấy chính là “đứa con” tinh thần của thầy. Các anh chị chính là những cánh tay nối dài của thầy để
chăm sóc và dìu dắt “đứa con” ấy đến đúng nơi mà nó cần phải đến. Thầy rất cảm kích và vô cùng biết ơn các anh chị, cũng như biết ơn vũ trụ đã tạo nên nhân duyên tuyệt vời này. Tâm nguyện của thầy là mong có một ngày được ngồi uống trà trò chuyện thân mật với các anh chị, và nhất là được chia sẻ những phương pháp thiền tập có thể giúp cho các anh
chị vững chãi và thảnh thơi hơn, để chúng ta có thêm năng lượng phụng sự cuộc đời.
Thầy xin gửi năng lượng bình yên đến toàn thể các anh chị đã tham gia vào dự án này. Cầu chúc các anh chị luôn sống trong niềm an vui và hạnh phúc cùng với gia đình. Hy vọng các anh chị chính là những người thừa hưởng trước nhất và nhiều nhất những tinh hoa mà thầy đã chắt lọc trong quyển sách mà chúng ta đang sắp giới thiệu đến mọi người.
Thân ái,
thầy Minh Niệm
Chà, chỗ này coi bộ qui tụ đầy đủ thông tin của ngôi sao Minh Niệm à nha. Tui nghe lá thư của thầy í gửi cho Quốc Thuấn tự dưng muốn ghi danh lun hè. Nhưng tui đang lo là ở gần Đường Tăng mà lỡ iu luôn Đường Tăng thì có tội hông ta??? Và tui có chút nghi ngờ Phiên Nghiên đang làm “gián điệp” cho thầy í hay sao mà chơi viết cái bài hay quá chời, khiến ai lục tìm thấy í trên mạng cũng bị sập bẫy lọt vào đây rồi… gõ… than thở…khen… tiếc…uổng…hy vọng… mơ mộng…bồi hồi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
í í, cái zụ “gián điệp” tui cũng muốn lắm mà thầy hong có tuyển hihi… Thầy ui có nghe mí bạn nói chăng? :)
TỚ THẤY CHỖ NÀY NHIỀU THÔNG TIN HAY VỀ TÁC GIẢ MINH NIỆM, NÊN TỚ XIN GỬI CHUNG VÔ “VIỆN BẢO TÀNG” NÀY NHỮNG CẢM NHẬN KHÁ HAY VÀ HẤP DẪN ĐỂ BÀ CON TIỆN THEO DÕI VÀ CHIA SẺ LUÔN NHÉ. THANHKS CHỦ NHÂN PHIÊN NGHIÊN NHIỀU NHIỀU!
Pham Van Minh wrote:
Chào bạn,
Tôi đang giới thiệu đến bạn một cuốn sách có tựa đề Hiểu Về Trái Tim của tác giả Minh Niệm được NXB Trẻ và First News phát hành. Đây là một cuốn sách dành cho bạn, cha mẹ bạn, những người thương yêu của bạn và cho bất kỳ ai còn phân vân không biết làm thế nào để Sống, cải thiện và làm thăng hoa chính cuộc sống của mình.
Bằng một chuỗi suy tư, phân tích dường như vô tận của rất nhiều vấn đề thiết thân và gần gụi với đời sống con người nhưng không biết bao lần làm ta đau đớn, khổ sở, tác giả đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết đáng giá về cội rễ và căn nguyên của chúng, từ đó đề ra các “liệu pháp” để chữa trị từ bên trong thông qua sự chấp nhận và chuyển hóa thân tâm.
Tôi, với tầm hiểu biết còn hạn hẹp của mình, không dám bình luận gì thêm nữa. Tuy nhiên, do ước muốn làm kẻ trao truyền, tôi thổi một hơi dài để nối lại những tâm hồn còn đang chênh vênh giữa dòng đời. Vì đây là một cuốn sách dành cho mục đích thiện nguyện (Lợi nhuận sẽ được góp vào quỹ từ thiện để mổ tim cho trẻ em nghèo) nên tôi thiết tha mời bạn mua và đọc nó.
Một lần nữa khám phá chính mình, một lần nữa soi tỏ những nơi tối tăm, u ám nhất của tâm hồn mình, một lần nữa thốt lên ngạc nhiên vì nhận ra vô vàn điều mới lạ của một đôi mắt mới, một ánh nhìn trìu mến với cuộc đời, với con người. Tôi, một kẻ bướng bỉnh và lắm hoài nghi, vẫn không ngớt giật mình khi nghe tác giả gọi tên… đúng phóc. Còn bạn, biết đâu khi nghe 50 chủ đề khác nhau thông qua 50 giọng đọc của văn nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, MC, diễn viên điện ảnh, … sẽ NGỘ ra được bản chất thật của đời mình trong mọi chiều kích. Cuộc sống sang trang.
Blop Hoc Tap – Võ Duy Tuấn wrote:
Đây có lẽ là lần đầu tiên mình review một cuốn sách mà chưa đọc xong. Nhưng thật sự trong quá trình thưởng thức tác phẩm này, mình thấy cần phải chia sẽ tới các bạn cuốn sách hay này để các bạn thưởng thức.
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của cuốn sách này chính là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sách này sẽ được làm từ thiện cho việc mổ tim cho trẻ em khuyết tật. Đây là một phần của chương trình “Hiểu về trái tim” được phát động nhằm gây quỹ từ thiện cho trẻ em khuyết tật. Tham khảo tại website : http://hieuvetraitim.org/
Với khoảng 470 trang nhưng giá chỉ có 88,000đ mà thôi, còn chần chờ gì nữa mà không ra hiệu sách và mua liền một cuốn, vừa hiểu về trái tìm của mình lại vừa chữa lành trái tim của người khác, mình thấy thật ý nghĩa.
Một điểm hay của cuốn sách này đó là nếu như bạn nào không có thời gian ngồi đọc (giống mình hiện tại) đó là sách có kèm 1 đĩa DVD Audio cho nội dung sách và 50 chủ đề được 50 người mẫu, diễn viên, nghệ sỹ nổi tiếng đọc. Với giọng đọc ấm áp, truyền cảm cùng với 50 bài viết rất hay, mình tin chắc cuốn sách này sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống dường như trôi quá nhanh này.
Nhiều khi không có ở nhà để nghe, mình post lên đây đầy đủ 50 file MP3 để mình nghe khi cần và cũng chia sẽ đến các bạn. Mình post lên đây không phải để nói với các bạn là hãy nghe online, đừng có mua sách mà nói với các bạn rằng, nếu sách thật sự có ý nghĩa đối với bạn, hãy mua 1 cuốn đi nhé, dù bạn đọc hay là nghe, điều đó không quan trọng, quan trọng là bạn đã làm một việc có ích.
DVD Audio với hơn 50 giọng đọc của những nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng như Thành Lộc, Bảo Quốc, Kim Xuân, Đàm Vĩnh Hưng…sẽ hút hồn bạn, sẽ khiến bạn tĩnh tâm và ngồi nghe để hiểu về trái tim của mình. Phiên bản MP3 online này mình đã giảm chất lượng để đáp ứng nhu cầu nghe Online (128kbps) và để thôi thúc bạn mua sách vì có kèm DVD với chất lượng tuyệt vời (320kbps) – khoảng 2.2GB, đảm bảo nghe file gốc cực hay.
Đồng thời trong bản gốc, sau mỗi truyện đều có 1 ca khúc được trình bày, phiên bản online mình đã cắt bỏ phần ca khúc sau đó để bạn tập trung nghe sách. Mua sách bạn nhé!
Gởi lời cảm ơn tới những ai đã mua sách này hoặc vừa đọc xong bài này và mua sách. Cảm ơn bạn, bạn đã bắt đầu hiểu về trái tim của mình rồi đó.
HÃY MUA SÁCH ĐỂ HIỂU VỀ TRÁI TIM VÀ CHỮA LÀNH TRÁI TIM NGƯỜI KHÁC NHÉ!
Cuốn sách của tôi – Cúc Thủy Tiên wrote:
Công việc, học hành, cuộc sống bận rộn…. làm người ta quên đi cái thú vui một thời. Cái thú rong ruổi cả buổi chiều cuối tuần tìm mua một cuốn sách hay trên phố Nguyễn Xí, cầm que kem Tràng Tiền ngồi trước cửa Nhà hát lớn ngắm phố phường.
Ba năm rồi không còn cảm giác đó. Vậy mà một người bạn đặc biệt đến và khơi lại thú vui một thời ấy.
Rời xa những bộn bề, ta thấy tâm hồn thật thảnh thơi!
Hiểu về trái tim nằm trọn trong một hình trái tim kết những chiếc xanh mọc trên mặt đất nứt nẻ. Cái bìa sách đã gây ấn tượng rất tốt. Một cuốn sách của First News, giống như một hạt tâm hồn, nhưng lại là của một tác giả Việt Nam mang hơi hướng Phật giáo.
Khổ đau, hạnh phúc, tình yêu, tức giận, thảnh thơi, yếu đuối… rất nhiều trạng thái và cảm xúc của con người được diễn tả tuần tự. Đọc qua từng trạng thái, ngồi tĩnh tâm, ngẫm lại chính cuộc sống của mình để thấy đó là một phần cảm xúc, để biết rằng: “Nếu không có khổ đau, biết đâu là hạnh phúc”. Để biết “lắng nghe lời mình nói”, để biết “thanh lọc lại kinh nghiệm mình tích lũy”… tất cả là để hiểu về trái tim.
Tác giả cũng giúp chúng ta biết rõ những vết thương, những ngóc ngách của trái tim mình, hiểu về trái tim hơn và học cách chữa lành các vết thương của tâm hồn. Và để cuối cùng là tìm được “hạnh phúc chân thật”.
Không lôi cuốn như một câu chuyện nhưng đây là những cảm nhận sâu sắc về cảm xúc của con người. Không cần phải đọc một mạch liên hồi, đọc từng trang thật chậm rãi, từng câu từng dòng để ngẫm, thấm, nghĩ, chiêm nghiệm… và tìm về sự bình an và hạnh phúc thật sự!
Reading Cafe wrote:
“Còn nơi nào tuyệt diệu hơn cõi đời này vì nó có cả hạnh phúc lẫn khổ đau !”
~Hạnh phúc~
Quyển sách này là một quyển sách rất đẹp, đậm chất suy tư thiền định, nhưng cũng rất giản đơn và dễ hiểu đối với người đọc. Bản thân tác giả là một người theo đạo Phật, sáng lập nên dòng Thiền Hiểu Biết, và thực hiện trị liệu tâm lý nên cuốn sách này là những chiêm nghiệm riêng tư của tác giả về cuộc đời, hay đúng hơn là tụng ca cuộc sống trong những trang viết khai mở tâm hồn.
Có lẽ ai trong số chúng ta cũng đã từng nên lên những thắc mắc: Tại sao chúng ta lại đau khổ ? Tại sao hạnh phúc không ở mãi bên ta ? Tại sao chúng ta yêu ? Tại sao chúng ta nhàm chán ? Quả thật rất nhiều, rất nhiều tình huống trong cuộc sống khiến ta bối rối, khiến ta không hiểu nổi bản thân mình. Và quyển sách này, cũng giống như hàng trăm quyển sách khác sẽ giúp ta tìm hiểu về những xúc cảm sâu thẳm trong trái tim của bản thân. Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất là quyển sách này là do một người Việt viết, và hơn hết là một quyển sách rất giầu Phật tính, rất êm đềm và trang nhã.
Tôi đặc biệt thích các sắp xếp các bài viết trong quyển sách này. Chúng đi theo từng cặp sóng đôi, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu và so sánh. Nếu mở đầu là cặp đôi Khổ Đau và Hạnh Phúc thì kết thúc bằng Ích Kỷ và Trách Nhiệm ngoài ra còn các cặp sóng đôi khác khá thú vị như Tình yêu-Tình thương, Tức giận – Chịu đựng, Ghen tuông – Tha thứ….
Hiểu chính bản thân mình là chủ đề lớn nhất của quyển sách này, cũng là mục đích của tác giả khi viết 50 bài về những trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Nhưng mình lại thấy ẩn sau đó chính là tình yêu thương dành cho cuộc sống của tác giả Minh Niệm. Phải rất yêu thương cuộc sống ông mới có thể viết những dòng thế này:
“Vì vậy, hầu hết những nỗi khổ mà ta thường kêu ca, thật ra chỉ vì nó bất như ý với ta mà thôi. Rõ ràng cái khố của ta không hẳn là cai khổ của kẻ khác. Cho nên thay vì than van: “khổ quá” thì ta nên nói “nó không vừa ý tôi” mới đúng. Cách nói này sẽ đánh động vào ý thức để giúp ta nhìn lại thói quen phản ứng của mình thay vì rượt đuổi theo đối tượng khác. Từ đó ta sẽ hiểu quan niệm “đời là bể khổ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến”.
~Khổ đau~
“Khi lắng nghe được chính mình và những người thân yêu bên cạnh, khả năng lắng nghe của ta sẽ đi xa hơn nữa. Trong giây phút im lặng nao đó, ta sẽ nghe được những tiếng kêu thương từ những góc tối cuộc đời giữa muôn ngàn bước chân xôn xao và hờ hững”>
~Lắng nghe~
“Mộng ảo là do chính tâm thức điên đảo của con người dệt lên chứ đó không phải là bản chất của cuộc đời. Vì cuộc đời vốn rất tươi đẹp”.
~Thành thật~
Còn bạn, bạn sẽ nhận được gì khi có quyển sách này. Tôi nghĩ điều đầu tiên bạn nhận được chính là một tấm lòng của tác giả, và thứ hai là tấm gương để bạn soi mình vào để thấy và hiểu rõ bản thân bạn hơn, và cuối cùng là chìa khoá để mở cửa trái tim của bạn, của những người xung quanh, và cả cuộc đời này nữa. Chúng đều là những công cụ hữu ích để cuộc sống của bạn ngày càng tươi đẹp hơn, thậm chí cho cả những người xung quanh.
Cuốn sách này dĩ nhiên không phải loại sách bạn có thể đọc từ đầu đến cuối vì ở đôi chỗ tư tưởng của tác giả khá là khác lạ so với bạn, hoặc là do giọng văn rất êm ái của tác giả, dùng những câu dài, sử dụng nhân xưng phi ngã “ta”, cách sử dụng điệp ngữ và nhịp điệu dàn trải nhẹ nhàng tạo cảm giác rất thiền, an tĩnh và thư thả khi đọc. Vì vậy tôi nghĩ bạn nên chọn đọc cuốn sách này trong một nơi tĩnh lặng, chỉ đọc chủ đề bạn thích thôi, đọc từ từ chậm rãi, kèm theo một tách cà phê thơm lừng, chắc chắn những gì được viết từ tấm lòng của tác giả sẽ khiến cho bạn hiểu mình hơn. Hoặc bạn cũng có thể đọc khi đang đứng trước sự mất cân bằng để có thể nhìn ra con đường trở lại sự an hoà ổn định.
Còn nếu bạn không muốn đọc, bạn cũng có một phương tiện khác. Cuốn sách tặng kèm một đĩa DVD (audio) bao gồm 50 bài đọc do các ngôi sao nổi tiếng trình bày. Tôi đã nghe Quyền Linh đọc Khổ đau bằng một chất giọng trầm ấm mạnh mẽ tràn đầy năng lượng, thích hợp để nghe khi bạn cần ai đó để động viên khi cảm thấy quá đau đơn. Giọng của Ngô Thanh Vân trong Hạnh phúc thì ngọt ngào hơn, dịu dàng và chia sẻ, tạo cảm giác tâm sự nhẹ nhàng, gần như khuyên bảo và an ủi. Còn rất nhiều rất nhiều nghệ sĩ khác với những cách đọc khác nhau, tụ chung lại tôi thấy họ đều thể hiện xuất sắc phần việc của mình. Nếu bạn thật sự không biết tìm ai để chia sẻ, hay an ủi, hay là quá ngượng ngùng để kể cho người khác tâm sự của mình hãy bật đĩa DVD này và lắng nghe, tôi nghĩ tấm lòng của tác giả và của cả người đọc sẽ giúp bạn rất nhiều.
Trong Lời Tác Giả, ông Minh Niệm có nói là “hiểu biết của tư duy” sẽ rất khác với “hiểu biết của thực chứng”. Nếu quả như vậy thì những gì ông ta chia sẻ trong tác phẩm Hiểu Về Trái Tim là hiểu biết của tư duy hay thực chứng hở các bạn hiền? Tôi có phần ngờ ngợ. Vì nếu chỉ là hiểu biết tư duy thôi thì không thể trình bày những những cung bậc tâm lý một cách sâu xa và tinh tế như vậy. Nhưng nếu cho rằng đó là hiểu biết của thực chứng thì ông ta đã là một thiền sư rồi. Mà nếu ông ta là thiền sư thì đã đóng góp gì đó một cách lớn lao hơn nữa cho xã hội thay vì chỉ có 1 cuốn sách dù rất hay như thế. Vả lại theo tôi biết thì xưa nay chưa có thiền sư nào ở hàng 30 cả, hầu hết đều từ U60 trờ lên thôi. Cho nên tôi có thể kết luận những hiểu biết tác giả Minh Niệm có phần tư duy có phần thực chứng. Rút gọn là ông ta đang trên đường thực chứng. Trong xã hội hỗn loạn như hiện nay, giá trị tinh thần nhường chỗ cho vật chất, thì có được một ông thầy giỏi như thế thì đáng được xem là “hàng quý hiếm” rồi. Tôi ủng hộ và chờ đợi những động tác kế tiếp của một ông thầy đã khiến tôi! có nhiều thay đổi trong suy nghĩ trong thời gian qua!
Tôi quen biết thầy MN vào năm 1988, trong lớp Nhật ngữ tại trường Sakura. Hồi đó, tôi và các bạn trong lớp khá ấn tượng về thầy. Thầy rất hiền, từ tốn, sâu sắc và hay cười. Lớp chúng tôi cứ mỗi 3 buổi là có 1 buổi do chính giáo viên người Nhật hướng dẫn. Reika Hashimoto là một cô giáo nhiệt tình và khá xinh đẹp, cô đã chú ý thầy MN ngay từ buổi đầu cô đến dạy. Nhớ có lần lớp chúng tôi đã phản ứng khá mạnh về việc cô Reika dành khá nhiều thời gian để hỏi thăm sinh hoạt trong tu viện của thầy MN, những đề tài đó không có trong buổi học. Nhất là khi cô Reika nghe thầy MN hát hài Diễm Xưa bằng tiếng Nhật thì ôi thôi… ngất ngây. Và hình như sau đó quan hệ hai người trở nên rất đặc biệt, cứ sau mỗi giờ học xong là cô Reika giữ thầy MN ở lại để… trao đổi thêm. Tuy thầy MN rất thân mật với tất cả bạn bè, nhưng tôi và vài bạn khác đều xác nhận rằng thầy cũng đã có tình cảm đặc biệt với cô Reika. Thầy MN và cô Reika là đề tài mà chúng tôi luôn bàn tán. Câu chuyện ấy có chút gì đó dễ thương, lãng mạn và đẹp tựa “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng vậy. Thầy MN có cũng có chút gì đó lãng tử phong trần, nên nếu không có chiếc áo nâu sòng và chiếc đầu đã phủi tóc thì đây quả là 1 cặp đẹp đôi. Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà thầy MN lại ngưng học ngay giữa khóa. Chúng tôi có đến tu viện của thầy vài lần nhưng đều không gặp. Chúng tôi lại càng hoài nghi chắc thầy đang muốn tránh né tình cảm của cô Reika chăng? Hay là thầy cũng đang tránh né chính mình? Quả thật sau khi thầy MN nghỉ học cô Reika đến dạy được chừng 3-4 buổi rồi cô cũng nghỉ luôn. Cô cho lớp hay tin cô về lại Nhật, nhưng chúng tôi càng tin là cô đã “fall in love” với thầy MN. Vì Hải Yến trong lớp của chúng tôi đã bắt gặp cô Reika đến tu viện của thầy MN đôi lần sau đó, tức là thời điểm ngay sau khi thầy MN nghỉ học và cô chưa về nước. Không biết những tập phim tiếp theo là gì, chỉ có người trong cuộc mới biết!!!!
Câu chuyện dễ thương này đã nằm yên suốt 12-13 năm qua rồi, nay bất chọt cầm quyển sách Hiểu Về Trái Tim của thầy lên thì bỗng dưng những hình ảnh ngày đó vùn vụt chạy về. Và lần nào tôi cũng nhận ra cảm giác ngọt ngào này. Tôi đọc những trang sách của thầy bằng kỷ niệm, bằng niềm cảm kích sâu đậm. Tôi không hề phán xét và chê trách thầy ngày ấy là thầy tu mà sao lại …yêu (mà cũng chưa chắn, phải gặp thầy 1 lần để hỏi cho ra lẽ chuyện này mới được), bởi tôi biết nếu không trải qua cảm giác đó thì không thể nào thầy viết được những trang sách … rất con người như vậy. Tôi không cho rằng thánh thiện là không phải con người, mà tôi tin con người khi vượt ra khỏi cái đam mê ngu muội của mình thì đó chính là thánh thiện. Thầy MN đã làm được điều đó. Đã đến với tình người một cách tự nhiên và ngọt ngào để rồi không vấn vương bận bịu, trái lại còn bay tít lên cao để quan sát và hiểu, để chỉ dạy lại cho kẻ khác- những kẻ còn chìm đắm trong vũng lầy đam mê.
Tôi muốn kể cho mọi người nghe câu chuyện này để phần nào giải đáp được câu hỏi của nhiều bạn về những hiểu biết “thấu xương” của thầy MN trong vấn đề tình cảm. Nhưng tận cùng hết là tôi muốn nêu lên một câu chuyện thật đời thường về một con người phi thường để mọi người thấy nhân vật ấy đáng yêu và đáng quý biết chừng nào!
Cầu chúc mọi điều tốt lành đến với thấy. Và cầu chúc những điều minh triết của thầy đã khám phá sẽ đóng góp tích cực cho những tâm hồn còn trôi nổi trong biển đời khổ đau!!!! (phanthugiang2007@yahoo.com.vn )
HÃY NGHE TEEN GHI CẢM NHẬN VỀ HIỂU VỀ TRÁI TIM:
keo_bong wrote:
“Nếu pình tĩnh và pik wan sát thì pao giờ ta cũng thếy kẻ gây ra lầm lỗi chính là nạn nhân đáng tội nghiệp nhất. Họ có thể làm cho ta đau vì đã lỡ gây tổn thương nhưg chính họ mới khổ nhìu nhất. Họ càng tỏ ra cứng đầu hay hok pik lỗi thì càng đáng thương hơn, pởi hok pik pao giờ họ mới tỉnh ra để có thế thiết lập 1 cuộc sống pình thường như pao ng` khác. Vừa đánh mất niềm tin vào chính mình, vừa sợ những ng` thân iu pỏ mặc, vừa hok pik cách giải quyết những đổ vỡ do chính mình gây ra và tương lai sẽ đi về đâu. Họ pik họ hok có tư cách để đòi hỏi, vì ta đã từg quý mến họ hết lòng. Nên khi pên họ hok còn 1 ai, thì họ pắt puộc phải tạo 1 vỏ pọc cho chính họ, để tự pảo vệ kon ng` xấu xa của họ…..” -trích từ quyển ” Hiểu Về Trái Tim” do tác giả Minh Niệm sáng tác.
Khi ta đọc quyển sách này, ta thấy như chình ta đang xem xét lại mọi thứ wanh ta. Ông Minh Niệm đã đi gần hết 1 đời ng`, chỉ để viết ra 1 quyển sách,nhưng quyển sách đó đã đem lại ánh sáng cho ta. Ta thấy mọi ng mà ta đã xem xét, có ng` đúng, có ng` sai. Nhưg, ta đã chọn Hy Sinh và Tha Thứ, chỉ như thế thì trái tim mới có thể thanh thản. Có thể họ hok cần ta nữa, nhưg ta vẫn mog họ hỉu đc và sống thật tốt!
hahaha…hehehe…hihihi…. Eo ơi! chỗ này thú vị thiệt, toàn là những tin “hot” của tác giả cuốn sách “hot” hiện nay. Mình thích nhất câu chuyện của bạn Thu Giang kể. Phải vậy chớ, phải rất con người như vậy mà làm nên kỳ tích mới đáng nễ chớ. Nhưng nếu có ai biết thêm phần cuối của câu chuyện thì vui lòng kể luôn nghen, hơi bị tò mò quá rồi nè. Mà nè, mình bỗng nhiên đâm ra nghi ngờ bạn Thu Giang cũng có “tình ý” gì chăng mà sao cảm giác kể chuyện của bạn có cái gì đó tiếc tiếc, giận giận và trách trách vậy ta. Cũng giống như bài “Có Một Chút” của Đức Trí: “Có một chút nhớ nhớ, có một chúy yêu yêu, có một chút bối rối, có một chút hoang mang…..” Khai ra đi bạn Thu Giang ơi! Ai có thông tin vì về thầy MN thì up lên hết nhoa!!!!
Theo tôi biết thầy Minh Niệm đã từng sáng lập ra nhóm Bồ Đề Xanh vào khoảng năm 1997, trong đó diễn viên điện ảnh Thiệu Ánh Dương (bây giờ là luật sư rồi) làm trưởng nhóm. Lúc đó, hình thức sinh hoạt của nhóm là thiền và làm công tác từ thiện. Mình có lần tham dự chuyến làm từ thiện ở Bảo Lộc – Lâm Đồng với nhóm Bồ Đề Xanh. Họ đúng là những người trẻ đầy máu lửa, thân thiện và rất thiền. Và lúc ấy khó ai có thể hình dung ra sự thành đạt và nổi tiếng của thầy Minh Niệm như bây giờ, vì thầy ấy cực kỳ bình dị và hòa đồng với mọi người. Hình ảnh tôi nhớ nhiều nhất trong chuyến đi là khi cả đoàn ở ngủ lại tại Ủy Ban để tiếp tục cuộc hành trình ngày mai thì đêm đó mưa tầm tã, ở Ủy Ban chỉ có vài cái mền (con rồng) nhưng nhóm Bồ Đề Xanh đã nhường hết lại cho nhóm y bác sĩ chúng tôi. Họ ngồi bên nhau ca hát suốt đêm. Khi tôi thức giấc lúc 4 giờ khuya thì thấy họ nằm co ro bên nhau và được che chắn bằng vài tấm chiếu rách. Thật cảm động. Thầy Minh Niềm thì đang ngồi thiền, và… thầy đã lấy tấm áo ca sa của thầy để đắp lên những bạn trẻ ấy. Tôi đã… rơi nước mắt!
Cuộc sống tuy xô đẩy người ta với biết bao sự bận rộn và đam mê, nhưng có những kỹ niệm đẹp đã khắc in sâu đậm trong tiềm thức thì sẽ không bao giờ nhạt nhoà dù có khi nó hiện về thật yếu ớt. Đã rất nhiều lần tôi thèm được tham dự những buổi từ thiện như thế, để tôi được sống thật thật- hài hòa trong tình người với nhau. Anh Tằng – Bí thư xã (quên mất tên) ở Uỷ Ban thuở đó nhiều lần gọi điện hỏi thăm về thầy Minh Niệm nhưng tôi nào biết tin tức gì đâu. Chắc là tôi sẽ gửi tặng anh cuốn HVTT của thầy, tôi đoán là anh sẽ rất sung sướng và hãnh diện vì anh đã từng đồng hành với một bậc chân tu như thế!
Ước mơ về một chuyến từ thiện với thầy Minh Niệm và nhóm Bồ Đề Xanh lại hiện về trong tôi lúc này!!!!
tự dưng thấy mình quá đỗi nhỏ nhoi…
Ui! Mình đọc xong cũng muốn rơi nước mắt nữa… Mình cũng thèm được đứng trong nhóm Bồ Đề Xanh hay Hoa Anh Đào của thầy Minh Niệm lắm lắm!!! Cuộc đời này còn nhiều tấm lòng đẹp như bản chất nguyên sơ!!!!
Nếu các bạn nghe thầy í nói chuyện thì sẽ thích hơn nhiều. Mình đã từng nghe thầy í bình nhạc Trịnh rồi, phê lắm. Giọng thầy í trầm ấm và tròn trịa như 1 spkeaker pro dzậy đó. Nhưng tiếc là thầy í chưa về VN tổ chức những buổi offline, nếu có thì mình sẵn sàng xếp hàng tham dự. I love Thay Minh Niem.
biết làm sao để nghe thầy giảng bi giờ?
Mời quý fan của thầy Minh Niệm nghe phía Phật giáo “lên tiếng” đây nè, hehehe… Người ta đang cố tình chia cắt ra Phật giáo là cái gì đó tuyệt vời của riêng họ, trong khi thầy Minh Niệm thì cứ “nào anh em ta cùng nhau kết đoàn”hihihi… Không bị hờn trách cũng uổng! Nhưng thấy hơi tức cười. Người ta tự hỏi rồi tự trả lời luôn. Nếu thầy Minh Niệm cũng làm như người ta thì đâu có “Hiểu Về Trái Tim” hot khắp mọi miền như hiện nay!
———————————————————————————-
“Hiểu về trái tim”: Tâm đắc và băn khoăn
Minh Thạnh
Hiểu về trái tim là một quyển sách về tâm lý sống, kỹ năng sống, đang được bạn đọc hết sức quan tâm, đặc biệt là giới trí thức.
Tâm đắc
Hiểu về trái tim là một quyển sách về tâm lý sống, kỹ năng sống, đang được bạn đọc hết sức quan tâm, đặc biệt là giới trí thức.
Tác giả quyển sách là Minh Niệm, một nhà sư, được giới thiệu là xuất gia năm 1992, thọ giáo với thiền sư Nhất Hạnh và thiền sư Tejaniya, Mỹ, sang lập dòng Thiền Hiểu biết, kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo Đại thừa và Thiền Nguyên thủy năm 2007, tiếp tục các hoạt động hướng dần thiền vào các năm sau.
Sách được in với số lượng kỷ lục là 100.000 bản. Sách cũng được ghi chú “Toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc phát hành cuốn sách này được đưa vào quỹ Chi hội Từ thiện Hiểu từ trái tim, nhằm gây quỹ ủng hộ trẻ em nghèo mổ tim và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh”. Sách dày 468 trang, giá 88.000đ
Đây là một quyển sách viết về kỹ năng sống, về tâm lý mang màu sắc Phật giáo, đề cập đến nhiều vấn đề, tương đối toàn diện đầy đủ.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi điểm qua mục lục quyển sách, với rất nhiều khía cạnh, vấn đề, trạng huống mà tất cả chúng ta đều gặp phải trong cuộc sống: Khổ đau – Hạnh phúc – Tình yêu – Tình thương – Tức giận – Chịu đựng – Ghen tuông – Tha thứ – Sòng phẳng – Nâng đỡ – Cô đơn – Hiến tặng – Trao thân – Tạ ơn – Nhàm chán – Kính trọng – Nghi ngờ – Lắng nghe – Phát xét – Ái ngữ – Thành kiến – Làm mới – Che đậy – Thành thật – Nguyên tắc – Tùy duyên – Tuyệt vọng – Niềm tin – Ý chí – Do dự – Thất bại – Thành công – Tham vọng – Biết đủ – Dựa dẫm – Nương tựa – Yếu đuối – Sám hối – Lười biếng – Buông xả – Tưởng tượng – Định tâm – Cảm xúc – Bình yên – Lo lắng – Thảnh thơi – Độc tài – Khiêm cung – Ích kỷ – Trách nhiệm.
Đưa cái nhìn từ Phật giáo soi rọi vào những vấn đề như vậy, Hiểu từ trái tim là một quyển sách hết sức bổ ích, có giá trị đặc biệt trong việc hình thành, hoàn thiện và truyền đạt kỹ năng sống Phật giáo đến với công chúng độc giả, đặc biệt là thanh niên, trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả quyển sách này cũng có phong cách viết văn ngọt ngào, mềm mại, êm ái, sẻ chia của Thiền sư Nhất Hạnh. Vì vậy, đọc quyển sách, những ý kiến, quan điểm, bàn luận cứ như chảy, như thấm vào lòng người đọc.
Tuy có dáng dấp của Thiền sư Nhất Hạnh, nhưng quyển sách không phải là bản photo mờ nhạt những tác phẩm của vị thầy mà tác giả Minh Niệm đã thọ giáo.
Quyển sách là sự đào sâu, mở rộng củng cố những vấn đề mà nhà sư Nhất Hạnh đã nêu ra. Nhiều chỗ, chúng ta thấy nhiều quan điểm rất sáng tạo. Đặc biệt, cách tiếp cận giải quyết vấn đề có tính thực tế và trẻ trung hơn.
Chúng tôi định viết một bài giới thiệu về quyển sách, góp phần phổ biến những kỹ năng sống Phật giáo, được hệ thống và diễn đạt một cách rất mới mẻ đến với bạn đọc, nhưng suy đi nghĩ lại, thấy là không cần thiết, vì chỉ cần dẫn lại lời giới thiệu quyển sách của giáo sư Trần Văn Khê, và ý kiến nhận xét của một số bạn đọc tiêu biểu in ở bìa sách là đủ. Bởi khi đọc xong quyển sách, chúng ta thấy quả thực như vậy.
Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê viết: “Để chữa lành những tổn thương và nỗi đau, cách tốt nhứt và hữu hiệu nhứt là cần hiểu rõ được trái tim, tâm hồn của mình, và của người khác, cuốn sách Hiểu về trái tim chính là cuốn sách giúp bạn đọc làm được điều đó: Hiểu rõ và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương. Với quyển sách này, chúc bạn đọc sẽ luôn hạnh phúc và không bao giờ phải sống với một trái tim tan vỡ hay một tâm hồn tổn thương”.
Thượng tọa Thích Thiện Bảo, Trưởng Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TPHCM, Phó Tổng Ban Biên tập Báo Giác Ngộ viết: “Trong cuộc sống, sự hiểu biết để chăm sóc chính mình là một điều tất yếu góp phần vun bồi tâm thức làm cho cuộc sống thêm tươi tắn hơn. Hiểu biết về trái tim là những chân lý có giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống nhân sinh hữu hạn này”.
Nhà báo Trần Tử Văn, Phó Tổng Ban Biên tập Báo Công An TP.HCM viết: “Đây là một cuốn sách đặc biệt, có tính giáo dục, tự nhận thức cao, được viết từ trái tim để chữa lành những trái tim. Một cuốn sách và một chương trình từ thiện rất ý nghĩa!”
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe TP.HCM viết: “Đây chính là con đường của đạo Tâm, với những nguyên tắc sống hạnh phúc – một thứ “an lạc hạnh” – từ những sẻ chia chân thành của tác giả. Con đường hạnh phúc đó đòi hỏi sự khổ luyện, chứng nghiệm qua quán chiếu bản thân, từ đó thấy biết bản chất của khổ đau, phiền não, và, vượt thoát…”
Nhà báo Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Thanh Thiếu Niên Đài Truyền hình Việt Nam VTV viết: “Một cuốn sách hay, thực tế và rất hữu ích cho mọi người, đặc biệt đối với thanh thiếu niên và các bạn trẻ. Nếu rèn luyện được theo những điều hay như thế thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều”.
Băn khoăn
Tuy nhiên, chỉ mới đọc một phần quyển sách, chúng tôi đã có ngay câu hỏi: Trong sách, phần lớn quan điểm được lấy nền tảng từ các lời dạy của Đức Phật, nhưng không hiểu vì đâu, tác giả lại không nêu rõ xuất xuất của những quan điểm những nội dung đó.
Có thể là tác giả muốn trung hòa nội dung tôn giáo, để quyển sách không còn là một quyển sách kỹ năng sống Phật giáo, mà chỉ phảng phất màu sắc Phật giáo, để nó dễ dàng đến với bạn đọc, nhất là bạn đọc các tôn giáo khác và không tôn giáo chăng? Có thể như vậy.
Câu trả lời cho thắc mắc trên không thỏa đáng vì càng đi sâu vào tác phẩm, thì hình bóng đạo Phật càng rõ nét dần, qua những câu chuyện về các vị thiền sư, về Đức Phật, về những nội dung xác định từ Kinh Phật.
Như vậy, phải chăng, có sự sơ sót ở tác giả trong việc nêu xuất xứ quan điểm ở một số nội dung của quyển sách?
Cái gì từ đạo Phật mà hay, cần thiết nên vận dụng, thì cứ nói rõ là từ đạo Phật, có sao đâu. Nếu ngại rằng như thế có thể làm tăng yếu tố tôn giáo, gây trở ngại cho việc lan tỏa nội dung quyển sách, thì vẫn có thể thể hiện xuất xứ một cách rõ ràng bằng những chú thích với nội dung đầy đủ ở cuối sách.
Vả lại, việc chú thích đầy đủ xuất xứ nội dung được trình bày là nguyên tắc hàng đầu trong trước tác, biên soạn.
Sau khi đọc chỉ phần đầu quyển sách, một bạn đọc có nói với chúng tôi, rằng tác giả đã có ví dụ về uống nắm muối rất hay. Tôi đã phải giải thích thêm, đó là một ví dụ rút ra từ Kinh Phật.
Nếu bạn đọc được thông tin đầy đủ rằng những quan điểm, cách tư duy vấn đề như thế, đều đến từ nội dung Kinh Phật, với xuất xứ rõ ràng, thì có lẽ tốt hơn. Người đọc sẽ được tạo điều kiện đến với đạo Phật, tìm hiểu sâu hơn về đạo Phật, để tiếp tục tự bồi đắp, hoàn thiện kỹ năng sống Phật giáo.
Chúng tôi nghĩ là tác giả không dừng ngòi bút viết về kỹ năng sống theo quan điểm Phật giáo chỉ ở quyển sách này nên xin phép được nêu băn khoăn như trên.
Cuối cùng, xin chia sẻ với bạn đọc, rằng quyển sách có bản đọc âm thanh rất hay kèm nền nhạc Trịnh Công Sơn trên Tuổi Trẻ Online, phần Media, mục “sách nói”, do nhiều nghệ sĩ, MC, văn nghệ sĩ tài danh góp giọng như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nghệ sĩ Kim Xuân, diễn viên hoa hậu Hà Kiều Anh, ca sĩ Thanh Thúy…
Bạn đọc có thể nghe đi nghe lại những câu văn ngọt ngào của quyển sách qua những giọng đọc truyền cảm, đa dạng mà sẽ không thấy chán. Càng nghe càng thấy hay, thấy thấm.
Theo phattuvietnam.net
Hành độc đây các bạn ơi! Nào, xin mời thưởng thức thêm 1 tác phẩm chưa công bố của thầy Minh Niệm nhé. Một bài thơ rất… trần gian mà cũng phảng phất hương vị thiên đàng :)
NIỀM TIN
Có lúc ta thấy em là con nai hiền
bâng khuâng nhìn rừng thu trụi lá
một tiếng chạm khẽ cũng giật mình
vì chưa từng đi hết đoạn rừng sâu.
Có lúc ta thấy em là nụ hoa
chờ cơn nắng mòn mỏi đã lâu
ôi cái rét mùa đông
em đâu hay cái rét mùa đông
mới chính là bàn tay nâng đời em thức giấc.
Có lúc ta thấy em là con chim non
nhớ rừng xưa thổn thức
dám xé nát động hoa vàng
nửa khung trời lạc dấu
cũng đành tâm.
Có lúc ta thấy em là vì sao
le lói giữa miền cô quạnh nơi nào xa xăm
những bóng tối cuộc đời dày thưa
vẫn không thể nào ngăn xiết.
Có lúc ta gặp em
vẫn đứng yên lặng thinh
như chưa từng quen biết
mỗi kẻ một con đường
cùng thẳng hướng mặt trời
lo ngại gì nhầm lẫn tên nhau.
Có lúc vô tình
ta dẫm lên dấu chân nhau
là niềm tin tháng năm chưa nhạt màu
trong vô thường
giữa vô cùng
ta vẫn còn thấy nhau.
cuối thu – 2008
Minh Niệm
Thơ gì ác liệt quá, đọc xong bỗng muốn làm “em” ghê nơi. Đa tài, đẹp trai và đạo đức kiểu này thì chịu sao nổi hè :)
Ờ, đọc thơ nì thì ai biết là thiền sư hén… Ờ, Phiên Nghiên để cái hình này được nè. Chỗ này bà con ghé chơi hoài mà hôm trước để cái hình gì ỡm ờ thất sợ hà :)
Năm nay, trong nước ta nổi lên 3 hiện tượng đáng chú ý nhất: 1- hiện tượng Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, 2- hiện tượng thiền sư trẻ Minh Niệm, 3- hiện tượng âm nhạc Uyên Linh. Nhìn mặt ngoài, có vẻ như hiện tượng Ngô Bảo Châu là chấn động hơn cả, hiện tượng Uyên Linh là sôi động hơn cả, nhưng nhìn bề sâu thì hiện tượng Minh Niệm mới tác động mạnh mẽ đến thái độ sống của con người hơn cả. Dù cuốn sách “Hiểu về trái tim” chưa được trao một giải nào ở trong lẫn ngoài nước, dù nó không được báo đài “ca tụng” một cách nghiễm nhiên và thoải mái như 2 hiện tượng kia, nhưng nếu chịu khó gõ dòng chữ “hiểu về trái tim – minh niệm” vào Google hay plus.360 của Yahoo thì chúng ta sẽ nhận ra hàng trăm đến hàng nghìn trang blog cá nhân và website nhiệt liệt hưởng ứng hay chia sẻ những cung bậc cảm xúc khi đọc qua cuốn “Hiểu về trái tim”. Quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều bài viết, những thông tin quảng cáo và cả những câu chuyện đời thường gần đây, người ta đã bắt đầu xài những từ ngữ từ cuốn sách tâm lý trị liệu đầu tiên của người Việt ấy. Nhất là cụm từ “hiểu về trái tim đi! “- khi nhắc người kia nhìn lại mình. Điều thú vị bất ngờ là mọi tầng lớp đều có thể đọc và hiểu cuốn sách theo cách riêng của mình. Nhưng nhìn chung, ai cũng cảm thấy dễ chịu hơn, bình yên hơn, và yêu đời yêu người hơn sau khi đọc xong cuốn sách. Khó có thể tin rằng những người không có thói quen đọc sách mà họ vẫn ôm đọc mỗi ngày, thậm chí mang nó vào tận nơi làm việc trong công ty để khi rảnh là lấy ra ôn lại. Điều thán phục hơn là giới trẻ cũng hưởng ứng nhiệt liệt. Dù những đề tài chúng quan tâm phần lớn là những đề tài tình cảm, nhưng chí ít là chúng hiểu mình hơn và biết cách kiềm chế phần nào cảm xúc của mình. Quả thật, cuốn sách “Hiểu về trái tim” đã trở thành cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ hôm nay và có thể là mãi mãi sau này. Nó là kim chỉ nam cho những ai muốn tìm về chính mình và xây dựng giá trị hạnh phúc chân thật, nó là kho tàng trí tuệ cho những ai muốn khảo sát về bản chất cuộc đời này. Có lẽ vì tác giả Minh Niệm đã chưa xuất hiện trước công chúng như Gs Ngô Bảo Châu hay Ca sĩ Uyên Linh, nên hiệu ứng công chúng chưa sôi sùng sục như hai hiện tượng trên. Trộm nghĩ, đây cũng là phong cách chân chính của một nhà tâm linh đích thực, khi mà tình trạng tôn giáo cũng đang trong chiều hướng “tranh tối tranh sáng” như hiện nay. Theo tôi, cả 3 hiện tượng đều đáng hãnh diện và chúc mừng, vì nó thể hiện được cái thật hay cái chất lượng bao giờ cũng chiến thắng cái giả hay cái hình thức. Tuy nhiên, qua ý kiến của số đông bạn bè mà tôi đã tham khảo, thì hiện tượng Minh Niệm có thể ví như lửa than, sẽ âm ỉ cháy từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, khi mà Minh Niệm chính thức “xuất chiêu” tuyệt đỉnh nhất của mình. Tuyệt vời thay! Tôi hy vọng mình chứng kiến tận mắt ngày ấy!
Đúng là mọi so sánh đều trở nên khập khễnh, vì mỗi đối tượng đều có “cái riêng” của mình và chúng không ngừng biến đổi. Nhưng vì thấy bạn Tran Lam chia sẻ vui quá nên tui cũng muốn “xía” vô chút cho vui. Như cuốn sách đã đưa tin, Mr. Minh Niệm xuất thân từ Phật học viện Huệ Nghiêm- TP.HCM. Dù chương trình tu học nơi đây rất bài bản và chất lượng không thua kém gì bất cứ đại học Phật giáo nào, nhưng không hề cấp bằng. Thời gian còn lại, Mr. Minh Niệm thọ giáo với 2 thiền sư. Dù được tiếng là các thiền sư nổi tiếng thế giới, nhưng theo chỗ hiểu biết của tui thì chắc là cũng ông í chả có cái chứng chỉ nào về chuyện tu luyện này. Không biết đây là sự chọn lựa của ông í hay là do hoàn cảnh đưa đẩy? Nhưng theo tui, chuyện tu luyện mà cấp bằng thì hơi tức cười. Người ta chỉ cấp bằng cho kiến thức chứ hai có thể cấp bằng cho trí tuệ hay từ bi bao giờ? Dù sao, qua cuốn “Hiểu về trái tim” thì tui tin là Mr. Minh Niệm có hướng đi rõ ràng, có trải nghiệm và chứng thực rõ ràng, chưa nói là những kiến thức về văn học- y khoa – khoa học đều đáng liệt vào loại hàng hiếm. Tui nói như vậy vì bây giờ có rất nhiều vị thầy luôn kèm theo tước hiệu “tiến sĩ” hay “thạc sĩ” kế cạnh phẩm vị “thượng tọa” hay “đại đức” gì đó, thấy mà phát sợ. Mr. Minh Niệm thì chơi nổi hơn, chỉ có mỗi cái tên “Minh Niệm” thôi. Thiệt tình, tui cũng lúng túng khi nói chuyện về ông í, không biết kêu là gì cho phải “đạo” ( vì tui cũng theo đạo Phật mừa). Nhưng đọc bài “Khiêm cung” xong thì hiểu, ông í đúng là “cao tay ấn”. Tui nghĩ, ông í không xuất đầu lộ diện lúc này là hợp lý, một người có hiểu biết nhưng ông í thì phải nên như vậy. Có Chi Bảo là cánh tay đắc lực để PR thì tội gì ông í phải đích thân ra mặt chi cho “mất giá”. Tui nói mất giá chứ thật ra là đó chính là chiêu có những VIP thuộc dạng pro, bị vì thói thường bà con ta cái gì nhiều và dễ gần thì đâm ra nhàm và lánh. Như vậy, chúng ta cứ ngồi chơi xơi nước một thời gian nữa thì sẽ rõ biết chiêu kế của ông í là gì, nhưng tui chắc là “ngon cơm” hơn chưa không tệ hơn đâu.
Qua đây, tui cũng muốn nói đến chuyện hiện tượng. Mr. Minh Niệm không có bằng cấp gì, nhưng lại nói ra được những điều chạm vào trái tim người ta, làm người này giật mình người kia bật khóc vì thấy trúng phốc tim đen. Như 2 bạn trên nói, Mr. Minh Niệm hay HVTT đã đi vào lòng người và ở luôn trong đó rồi. Còn quá sớm để gọi đây là hiện tượng, nhưng sẽ quá trễ nếu chúng ta không kịp nhận ra đó là “dấu hiệu đỏ” có một cuộc cách mạng đời sống con người. Tùy! Tui thì thích gọi ông í là Mister…Minh Niệm nhưng cậu bé karate gọi Thành Long là Mister… vậy đó.
Còn chuyện này nữa. Tui thấy câu chuyện của Mr.Minh Niệm cũng có điểm hao hao giống câu chuyện của ca sĩ Uyên Linh. Cũng không qua bài bản hay bằng cấp gì, mà vẫn làm xao động hàng triệu con tim và khiến người ta phải nhao nhao lên nói về họ một cách tự nguyện và khoái chí. Dù chả ai bảo ai, nhưng dường như ai cũng sẵn sàng “liều mình” để bảo vệ thần tượng của mình khi bị những “kẻ trong đạo” khích bát hay dìm hàng. Gõ thử dòng chữ “thiền sư Minh Niệm”, bà con sẽ thấy hiện ra cái tước hiệu này không dưới vài chục bài viết. Nó cũng từa tựa như cái tước hiệu “diva” mà người gán cho Uyên Linh vậy đó. Bà con hãy chờ đó mà xem, khi mà báo chí nhà ta chính thức gọi Mr. Minh Niệm là thiền sư thì thế nào cũng có “bom tấn” của “người trong đạo” dội um sùm cho mà coi. Mặc dù, cũng như Uyên Linh, cái tước hiệu ấy từ trên trời rơi xuống, nhưng cũng không phải tự nhiên mà trên trời có để nó nơi. Cái đó gọi là “thành công bên trong” đó, chất lượng đó, hàng thiệt đó, vàng ròng đó…. hahahaha……
Pingback: 2010 in review « Phiên Nghiên
hong biết đây là lần thứ mấy em nói câu này. Nhưng thấy chị có ziên zới em ở câu chữ trong entry sao a’h =)). Tình cờ xẹt điện qua đây lại bay zô ngay trang này… :) Bây giờ những quyển hạt giống cho tâm hồn em bị full rồi hay sao đó, dòm riết hết muốn đọc. Hiểu về trái tim ban đầu đc bạn em bảo cũng là một dạng sách như vậy thì em cũng hết ham. Nhưng người ta nói miết, em đọc xong phát…cuồng =)), nói vừa đọc vừa ngẫm. Còn em càng đọc càng …ghiền. Liền tù tì mấy đêm em thức đọc, ngày có thời gian là em lôi ra. Chừng 3, 4 ngày là em xong hết cuốn này. Em đọc xong nhắn tin qua bạn : ” Thôi chắc em yêu thầy Minh Niệm quá” =))) Viết hay thiệt hay, thấm gì đâu luôn. Quỡn qua chị nhát ma để lại vài dòng vậy thôi. Tối chủ nhựt zui zẻ nha chị.
Ý quên, còn cái này, bữa ngày 4.12 sinh nhật chị a’h, lúc đó em deactive fb tuy ko có báo em vẫn nhớ đó. Có điều bữa mất đt nên em mất số chị òi, loay hoay cái em quên mất tiêu. Nhớ năm ngoái em có chúc chị mà, heheh, giờ tự nhiên lại nhớ ra nên sẵn tiên Happie BDay (cũ) chị luôn. Chứ hong nhớ chắc em cũng cho qua luôn rồi. Sanh nhựt zui zẻ nha chị!=)))))
hong biết nói sao với em luôn haha:)) chị cứ bất an lại đem thầy Minh Niệm ra an ủi mình, hoài luôn!
ah, cảm ơn em về lời chúc, ^^ bây giờ đã có số dt của chị chưa?
chưa có luôn chị oai :D
wow… không biết các bạn yêu thầy vì thầy đã đem đến những trang sách tuyệt vời chữa trị những vết thương tâm hồn hay là vì… thầy đẹp chai nhỉ??? Theo tớ, đẹp thì có đẹp nhưng trông hơi babay.. khác với suy nghĩ của tớ là thầy phải… phong trần hơn và già dặn hơn cơ :)
Chào các thân hữu! Tớ may mắn có được lá thư chúc tết này của Thầy Minh Niệm từ một người bạn, xin chia sẻ lại mọi người nhé. Tớ thấy lá thư này đáng để chúng ta suy gẫm lắm!
*********
Các anh chị thân thương!
Năm nay tết không nhằm cuối tuần, nên các anh chị sống ở hải ngoại không được nghỉ để ăn tết. Thật ra mình cũng có thể xin nghỉ làm, nhưng mình lại không biết sử dụng ngày ấy để làm gì cho hay, cho giá trị. Tự mình tổ chức ăn tết à? Ngán lắm, vả lại, mình cũng chẳng biết làm gì giữa xứ người như thế này. Nên thôi, cứ theo thói quen đi làm kiếm tiền như mọi ngày và ăn tết bằng ký ức vậy. Kệ, một ngày trôi qua cũng nhanh thôi mà! Phải như trong gia đình ai cũng đồng lòng nghỉ làm, bạn bè cũng nghỉ và cả cộng đồng đều quyết tâm nghỉ, thì may ra mình mới đủ can đảm cùng nghỉ. Nói như thế để thấy mình luôn chịu tác động rất lớn bởi tâm thức cộng đồng. Việc đón tết cũng phải được “đốt” từ “ngọn lửa” của số đông người cùng thấy giá trị của những ngày thiêng liêng ấy và cùng đủ bản lĩnh để vượt qua những rào chắn của thói quen bản thân và hấp dẫn lực bên ngoài. “Nhập gia tùy tục” đúng là việc mình cần phải làm cho bằng được khi đến ở xứ người. Thế nhưng, dù đã cố gắng như mọi người lăng xăng sắm sửa quà cáp hay bày biện tiệc tùng rình rang trong những ngày “new year” của xã hội tây phương thì mình vẫn thấy thiếu vắng cái gì đó lớn lắm, mà ở đây – xứ người – không bao giờ có thể bù đắp nổi.
Chắc cũng không khó nhận ra cái thiếu vắng ấy chính là cái không khí rộn ràng của dọn dẹp nhà cửa, chùi lư, cúng ông Táo, đi chợ hoa, treo thiệp tết, dán câu đối đỏ. Mình nhớ lắm khung cảnh quay quần bên nhau gói bánh chưng bánh tét, xào mứt tết, hồi hợp chờ đón giao thừa, lạy tạ trời đất tổ tiên. Mình không thể nào quên được ngày mồng 1 tết được người lớn căn dặn phải nói năng nhỏ nhẹ và cẩn trọng, rồi tụm năm tụm ba hay lê la hết nhà người này đến nhà người khác trong xóm để chuyện trò mà không cần biết tới thời gian. Mình muốn đi đâu thì cũng phải chờ qua bữa cơm sum họp gia đình, chúc tết ông bà cha mẹ để được lì xì lộc đầu năm. Ở bên này, cộng đồng người Việt của mình chỉ có thể đến chùa hay nhà thờ để xin lộc đầu năm mà thôi. Nếu có đại gia đình cùng ở chung một tiểu bang thì có thể ăn chung với nhau một bữa cơm. Thế là hết. Không có hình thức nào khác nữa. Vài người còn nặng tình quê thì cố gắng tìm kiếm những bài viết, những chương trình radio hay tivi ngày tết trên mạng, hoặc nghe lại những bài hát thân quen để được tắm mình trong dòng suy tưởng về một cái tết thật hạnh phúc ở quê nhà. Nếu chưa trải qua cảm giác xa quê hương nhiều năm, mình sẽ không thể thấy hết cái hạnh phúc tuyệt vời của ngày tết truyền thống như thế nào đâu. Nó thiêng liêng và cần thiết tới dường nào!
Nhiều người cho rằng nhớ quê hương thì vẫn có thể giữ trong lòng, đâu nhất thiết phải có những hình thức như thế. Nói thì nói vậy chứ mình có bao nhiêu giây phút để đối diện và nâng niu nỗi nhớ ấy. Mình chỉ nghĩ thoáng qua trong khoảnh khắc nào đó, rồi lại tiếp tục để tâm suy tưởng mông lung hay nắm bắt những vấn đề mình cho là hệ trọng hay thiết thực. Cho nên hình thức cũng quan trọng lắm. Nội dung và hình thức không thể tách rời nhau được, dù có khi mình chỉ cần nhấn mạnh một trong hai cái mà thôi. Khi những hạt giống trong tâm hồn được thể hiện ra lời nói hay hành động, nó sẽ biến thành nguồn năng lượng sinh động và gây tương tác mạnh mẽ với mọi đối tượng xung quanh. Tần số khuyếch đại của nó sẽ tùy thuộc vào thời gian duy trì những chuỗi hoạt động ấy, cộng thêm sự thành tâm của mình. Thật ra, tết không có cái “tâm điểm”. Nó là những gì mà ta có thể nếm trải ngay từ những ngày dọn dẹp nhà cửa, lặt lá mai hay lau lá chuối để chuẩn bị gói bánh kìa. Nếu ta chỉ ráng làm cho xong hay chỉ mong mỏi vào phút giao thừa và ngày mồng 1 thì ta sẽ thất vọng. Ta sẽ thấy chẳng có cái gì hấp dẫn nhất đang chờ đón ta cả. Bởi lẽ, cái mầu nhiệm chính là do ta sống sâu sắc được với giây phút hiện tại, không còn mong cầu hay chống đối gì nữa, thấy lòng bình yên và thanh thản, chứ không phải do sự hấp dẫn từ đối tượng hay hoàn cảnh đem đến. Có thế nói tết ở trong nụ hoa, bánh mứt, câu đối, câu chúc an lành hay khói hương trầm nghi ngút. Tết nằm trong tất cả cảnh vật và sinh hoạt ấy. Tuy nhiên, nếu thiếu cái “tâm đón tết” thì những thứ ấy cũng chẳng mang ý nghĩa tết.
Các anh chị ở quê nhà đón tết như thế nào? Có tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta không? Đạo đức hay truyền thống văn hóa cũng giống như loại cây xanh, nếu không được nuôi dưỡng thì nó sẽ héo tàn và lụn bại. Thầy có nghe nói mấy năm trước nhiều anh chị đã chọn những ngày tết để đi du lịch, mục đích để nghỉ xả hơi sau một năm trời làm việc quần quật vất vả. Có một lý do khác nghe lạ lùng hơn nữa là vì các anh chị muốn tránh né cái mệt nhọc của việc dọn dẹp nhà cửa, và tránh né cả sự phiền nhiễu của những buổi gặp gỡ đón tiếp người thân hay bạn bè trong những ngày tết. Nhiều anh chị từ Sài Gòn ra tận Nha Trang để ăn tết chung với người tây, vì nghe đâu ngoài ấy tổ chức tết dành cho người tây rất “truyền thống”. Nghe thật ngạc nhiên và đáng buồn. Trong khi người tây thì yêu tha yêu thiết những nếp sinh hoạt trong ngày tết của dân tộc ta, trong khi người Việt hải ngoại thì thèm lấy thèm để những nghi lễ đơn sơ mà linh thiêng vô cùng, còn chúng ta đang sống với nó thì lại muốn trốn tránh nó. Một người Việt chính gốc mà lại ăn tết nguyên đán “ké” với người tây ngay trên xứ sở của mình là nghĩa lý thế nào? Thật không thể tưởng tượng ra nổi. Có phải đây là một trong những nguyên do khiến con người không thể hạnh phúc: có thì hững hờ, đến khi không có hay mất đi thì mới thấy quý giá? Nếu thế hệ chúng ta không thể giữ gìn được những nếp sinh hoạt có tính chất bồi dưỡng giá trị tâm hồn, nâng cao tình người của truyền thống như thế thì thế hệ con cháu ta sẽ ra sao? Các anh chị có biết không, một trong những nguyên do lớn nhất khiến con người ngày nay sống không có định hướng, dễ rơi vào cảm xúc lạc lõng cô đơn, dễ bị khủng hoảng hay bạo động, là vì họ sống quá tách biệt. Họ không quan tâm giữ gìn các mối quan hệ mật thiết và nhất là không tìm thấy nguồn cội của mình. Không thể gắn kết thì không được chở che, nuôi dưỡng. Cho nên khi ta còn có thể đi chung một con đường, còn ngồi chung một mâm cơm, còn tin tưởng để chia sẻ với nhau những điều rất thật, là ta vẫn còn nằm trong vòng tay ôm ấp của trời đất và vũ trụ. Bởi nguyên tắc điều hợp vũ trụ chính là sự tương tác – mỗi cá thể phải luôn gắn kết chặt chẽ với các cá thể khác, sự liên kết càng lớn thì sự tồn tại và an ổn sẽ càng lớn.
Năm nay thầy nhập thất ở Hawaii, nên không thể cùng ăn tết với các anh chị trong thiền thân Hoa Anh Đào (ở Hoa Thịnh Đốn) như mọi năm. Dù vậy, thầy vẫn không bỏ bớt bất cứ hình thức đón tết nào mà mình đã từng được trao truyền và thực hành trong suốt 35 cái tết qua. Nó đã trở thành một phần của đời sống của thầy rồi. Nhờ có những khoảnh khắc thiêng liêng ấy mà thầy đã đủ sức vượt qua những đoạn đường gian nan đến nghiệt ngã. Một trong những ước mơ lớn nhất của thầy bây giờ là được đón tết trên chính quê cha đất tổ của mình, được đến từng nhà trong thôn xóm để viếng thăm và chúc tết mọi người, được ngồi uống trà và chia sẻ thật nhiều với những người thân-bạn bè-học trò rất thân thương sau bao năm xa cách. Các anh chị ơi! Thầy hy vọng các anh chị vẫn còn “ngọn lửa” đó như thầy, vẫn còn muốn giữ gìn cái hay cái đẹp của dân tộc mình, vẫn còn hăng hái đứng ra tổ chức cái tết thật hay thật ý nghĩa cho con cháu mình để chúng ý thức và thừa hưởng. Bản thân mình cũng sẽ thấy cuộc đời này vẫn còn có nhiều giá trị hạnh phúc rất gần mà đôi khi tham vọng đã khiến mình quên lãng. Các anh chị hãy thắp hương trước bàn thờ tổ tiên trong ngày tết mà hứa rằng, sẽ đem hết tài năng và tấm lòng ra để đưa con cháu mình đi về tương lai bằng chính tuệ giác mà tổ tiên đã sống và trao tặng, chứ không phải bằng “văn minh vật chất” hay “khoa học hiện đại” – thứ đang rút mòn năng lượng sống hồn nhiên, tươi vui và hòa điệu của con người.
Kính chúc các anh chị và gia đình thêm một năm đầy năng lượng bình yên, hạnh phúc và thương yêu.
T. Minh Niệm
Sao HQ có được lá thư này vậy ta? Đúng thực là của thầy MN rùi. Hic..hic…hic thấy xấu hổ qué hè, gần đây mình cũng đâm ra lười ăn tết, chỉ quanh quẩn mấy chuyện đi chơi với bạn bè chứ nào để ý đến những sinh hoạt ngày tết. Chỉ trông mong vìa quê là cảm nhận được chút không khí tết thui. chứ ở đất Sài thành này thì qua mùng 2 là vắng tanh như chùa bà đanh rùi. Hỏng biết anh chị nào chơi sang ra tới Nha Trang ăn tết với tây mà bị thầy MN quở vậy kìa. Cũng đáng, vừa vừa phải phải thôi :)
pà con vào đây nghe giọng hát zu zương của thiền sư Minh Niệm noà, nghe mà cứ tưởng Quang Dũng, nhớ có tiếng chuông mới tin đóa :)
http://www.pkduong.net/2009/09/thien-buong-thu.html
Nếu ko vào được thì pà con gõ “thiền sư Minh Niệm – thiền buông thư” trên google thì nó phụt ra liền hè :)
Chời! chỗ này sao có nhiều thông tin về thầy MN vậy ta? Nghi pà Phiên Nghiên này là học trò của thầy MN qué hè. Ở đây chơi đăng hết lá thư của thầy MN luôn, trong khi danong.com chỉ trích ngang hông thôi. Pà Phiên Nghiên này oách quá!
thầy tu sao hát hay dữ hè, mà có chắc không vậy, nghe giọng hát không được giống lắm so với giọng đọc, mà càng khác với giọng nói của thầy trong radio danong số tết.
những thông tin trên này đều do mỗi người góp 1 tay, hầu hết ko quen nhau và cũng ko quen tui, tui cũng đâu có gặp thầy Minh Niệm lần nào đâu mà có phúc làm học trò của thầy…
có những thông tin quá đáng thì tui hong có approve thôi, hầu hết public chia sẻ cùng những người đọc HVTT :)
phiennghien
Việc cho phát hành cuốn sách “Hiểu về trái tim” phải nói đây là một sách lược rất thông minh của Minh Niệm.
1. Nếu chỉ qua vài bài viết hay nói chuyện mà Minh Niệm đã được số đông quần chúng ủng hộ, nhất là giới trẻ, thì chắc chắn sẽ có nhiều đối tượng quan trọng muốn kiểm chứng tư tưởng của ông, trong đó đầu tiên phải kể là giáo hội Phật giáo nước nhà. Nhưng đọc hết 50 chương của cuốn sách thì đã quá rõ. Minh Niệm không những không nói sai triết lý đạo Phật, mà còn biến hóa những thứ cao siêu nhất thành ra gần gũi nhất, và biến những cái khô khan nhất thành ra ngọt ngào nhất. Đối với truyền thống đạo đức Việt Nam nói chung cũng vậy, Minh Niệm đã chọn lọc một cách tài tình những tinh hoa của cha ông để làm mới nó, tôn vinh nó, bằng ngôn ngữ thật hiện đại và trẻ trung.
2. Nếu 100.000 cuốn sách phát hành trong đợt 1 bán hết thì nghiễm nhiên Minh Niệm có 100.000 độc giả của mình. Giả sử như chỉ có 1/2 số đó chấp nhận, có nhu cầu được trao đổi và học hỏi trực tiếp nơi ông, thì khi ông đặt chân về nước đã có sẵn 50.000 người chào đón mình rồi. Đó là chưa tính những đợt tái bản sắp tới nữa. Ngoài ra, hiện nay Chi Bảo còn làm đại diện ông để đến các trường đại học để vận động sinh viên mua sách và mở rộng nội dung của cuốn sách qua những chương trình giao lưu. Điều này sẽ làm cho tư tưởng của Minh Niệm bay xa hơn nữa. Điểm đáng chú ý là cuốn sách đã kích thích được sự yêu thích của giới trẻ, nên không ai bảo ai cuốn sách đã được giới trẻ tung hô và truyền đi khắp các trang web và blog cá nhân. Hiệu ứng này tiếp tục xảy ra trong chừng 1 năm nữa thì đủ sức “trải thảm đỏ” cho Minh Niệm bước lên tại quê nhà rồi.
3. Việc hiến tặng hết số tiền bán 100.000 cuốn sách cho trẻ em mổ tim là việc làm đáng trân trọng và khen tặng. Nhưng nhìn kỹ thì thấy rõ đây cũng là một sách lược rất uyên thâm. Một người bình thường khó nghĩ tới chỗ này được. Có thể chỉ vì lòng từ bi mà ông đã quyết định như thế. Nhưng chính nhờ việc làm đó, không những củng cố thêm niềm tim trong lòng độc giả rằng “lời nói đi đôi với thực hành”, mà còn tạo sự kích thích mạnh mẽ cho nhiều mạnh thường quân khác chung tay xây dựng chương trình “Hiểu về trái tim” ngày càng rộng lớn và phát triển không ngừng. Quả thật, nội dung cuốn sách đã quá cuốn hút mà thêm ý nghĩa từ thiện nữa thì thử hỏi làm sao không thành công chứ hả. Ngoài ra, với sự tiếp sức hết mình của nam diễn viên hàng đầu Việt Nam, Chi Bảo, đã kéo theo hàng trăm nghệ sĩ tên tuổi trong nước nhiệt tình hưởng ứng. Điều này đã giúp cho các bạn mê nghệ sĩ hơn mê sách, nghe nghệ sĩ hơn nghe cha mẹ, có cơ hội tiếp xúc với những tư tưởng mà tưởng chừng chúng không bao giờ ngó ngàng và “nuốt” nổi.
4. Theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ Minh Niệm là một động tác nữa thôi thì kết quả sẽ được nhân lên gấp nhiều lần. Đó là nên ra mắt cuốn sách “Thiền hiểu biết” ngay sau cuốn “Hiểu về trái tim” bán hết. Vì sau khi đọc xong cuốn sách thì hầu hết độc giả đều rất thán phục trước những hiểu biết uyên thâm và vượt tầm của ông, và chắc chắn ai cũng rất thắc mắc loại thiền ấy như thế nào mà có thể khiến ông bay bổng đến như vậy, hay liệu nó có thể thích hợp cho người thường như mình hay không? Lấy suy nghĩ bản thân, tôi thực sự đã từng nghĩ như vậy. Nếu cuốn sách ấy cũng thành công như cuốn “Hiểu về trái tim” vừa qua thì chắc chắc Minh Niệm sẽ được tôn vinh ngay danh hiệu Thiền Sư mà không cần giáo hội PG công nhận. Theo đó, con đường đem thiền về lại Việt Nam là vô cùng rộng lớn. Nếu không tin, các bạn hãy chờ mà xem đấy nhé!!!
[ Nguyễn Võ Nguyên Thành]
Sao đi đâu cũng thấy cái comment của Nguyễn Võ Nguyên Thành này vậy kìa. Thật ra bạn là ai vậy? Sao luận điệu có vẻ không chân thành lắm, có một cái gì đó vướng vướng bên trong ấy… Hơi khó tin bạn đấy nhé. Tôi nghĩ bạn nên để mọi thứ tự nhiên đi, thầy MINH NIỆM sẽ tự tỏa sáng bằng chính tài năng của thầy ấy, bạn đừng lên gân tiên đoán kiểu này càng khiến nhiều người thiếu thiện chí để ý và suy đoán tùm lum là nguy cho thấy ấy.
Các bạn hiền thân mến! Tình cờ mình có được lá thư này cùa thầy MN từ một người bạn thân – vốn là học trò của thầy. Đọc lá thư này mình cảm động và ngưỡng mộ thầy MN quá, muốn chia sẻ với những ai đã từng yêu thích HVTT cũng như quý mến thầy MN. Hy vọng lá thư này cũng như một bài viết trong HVTT – sẽ thức tỉnh tâm hồn đẹp đẽ vẫn còn đang ngủ quên.
Miền hoang dã, tháng 5 năm 2011.
Các anh chị rất thương!
Thầy đang trải qua một giai đoạn đào luyện khá khắc nghiệt. Dù thời gian trước đây thầy cũng đã từng sống “bụi”, nhưng chưa bao giờ “bụi” như bây giờ. Tất cả đều mới lạ. Mình không thể dùng kinh nghiệm cũ để ứng phó, phải luôn luôn quan sát kỹ, học hỏi, trải nghiệm và vượt qua. Thầy đã sống quá lâu trong cái vai người tu sĩ – môi trường mà mình luôn có thể tự sắp đặt một cách thích hợp và an ninh để nuôi dưỡng sự thực tập và chí nguyện – nên thầy nghĩ mình đã rất mạnh mẽ. Nhưng giờ đây, giữa chốn rừng sâu núi thẳm, trải qua những ngày lang thang đói khát hay những đêm lạnh thấu xương, sống với những con người cực đoan đến kỳ lạ, làm những công việc vô cùng nặng nhọc mà mình chưa bao giờ làm qua… thầy mới thấy mình vẫn còn nhiều yếu kém. Thầy phải làm mới gần như toàn bộ thể chất và tinh thần mới có thể thích ứng và tồn tại. Rất khó! Khó vì khi buông con người “ưng ý” của mình ra để làm một con người khác nên mình bỗng thấy lạc lõng, chênh vênh. Mình phải làm con số không trước mọi người và hoàn cảnh. Nói chung, mình phải quên đi cái tôi mà mình đã khổ công xây đắp. Tất nhiên, đây chỉ là quá trình hội nhập để gần gũi, đồng cảm và thấu hiểu hoàn cảnh hay đối tượng. Nhưng qua đây, mình mới thấy cái “yêu” bản thân (chấp ngã) mình vẫn còn tiềm ẩn một cách tinh vi, mà nếu không có điều kiện thích hợp để kích động thì chẳng biết bao giờ mình mới thấy nổi. Mình dễ lầm tưởng mình đã hoàn toàn vượt thoát. Các vị hiền đức ngày xưa, kể cả đức Phật, cũng phải luôn tìm “lửa” để thử “vàng”. Ai mà chẳng muốn mình là vàng rồng chính hiệu khi đã được nung dưới lửa dữ, nhưng khi trải nghiệm thực tế thì mới thấy nó thật ghê gớm. Phải có ý thức rõ rệt giá trị của nghịch cảnh, cả sự liều lĩnh và quyết tâm kiên định lắm mình mới chịu nổi. Vì “con ma” xúi mình bỏ cuộc vẫn luôn rình rập.
Tuy đây là giai đoạn đào luyện khắc nghiệt nhất nhưng đây cũng chính là những khoảnh khắc sống đẹp nhất và hài lòng nhất trong đời tu của thầy, tính tới thời điểm này. Không gì vui sướng cho bằng khi mình luôn nhìn thấy rõ từng sự vận hành của những phiền não căn bản đến sâu kín nhất, để mình luôn “làm việc” điệu hòa hay vượt thoát được chúng. Thầy cảm thấy mình quá may mắn khi đã làm quyết định “tu bụi” này. Nó quá cần thiết giúp thầy trưởng thành hơn nữa để tiếp nối những bước chân của người xưa.
Điểm nổi bật nhất trong chuyến đi này, đó là cọ sát với văn hóa Mỹ. Nếu các anh chị chưa từng sống ở miền thôn quê hẻo lánh của nước Mỹ, thì có thể các anh chị sẽ tưởng rằng người Mỹ nào cũng như nhau. Sự thật, khác nhau nhiều lắm giữa người Mỹ sống ở thành thị bon chen và người Mỹ trầm lặng nơi thôn dã. Cũng tương tự như ở Việt Nam của mình thôi. Trong số những người thầy gặp và sống chung thì phần lớn là họ lớn lên từ miền quê, nên cái nhìn của họ cũng có phần cục bộ. Nhưng họ lại sở hữu những đức tính như chất phác, giản dị, thân thiện, hòa đồng và tốt bụng đến không ngờ. Những hành động dễ thương của họ khiến mình không thể tin rằng họ là người Mỹ chính gốc. Họ có cái gì đó rất riêng mà người Mỹ thành thị không có được. Một số người Mỹ chán ngán thành thị lui về làm nông dân thì có cái nhìn bao quát hơn. Dù họ vẫn còn mang dáng dấp bận rộn hay cân nhắc sâu xa của thành thị, nhưng họ vẫn đang cố gắng “lột xác” mình. Vài người Mỹ trong số họ đã thẳng thắn phủ nhận văn hóa Mỹ. Họ sợ hãi và lên án cái lối sống đã làm cho họ và bao thế hệ cha ông của họ khổ sở. Họ thở than văn hóa gì mà mạnh ai nấy sống, ai khổ mặc ai. Thế nên, họ đã mở lòng nhìn ra thế giới để góp nhặt những nếp sống hay, trong đó văn hóa Á đông là sự ngưỡng mộ của họ. Một bạn trẻ đã chia sẻ với thầy: “Không biết bao giờ tôi mới có thể đi đứng khoan thai như anh được”. Họ đã thấy được sự bình thản tâm hồn mới đích thực quan trọng.
Nhìn thấy người Mỹ tập sống ngăn nắp, ăn cơm bằng đũa, chấp tay cảm ơn và cầu nguyện trước khi ăn (cầu nguyện hòa bình chứ không phải cầu nguyện sự ban ơn của Chúa), quay quần bên nhau mỗi tối để tâm tình và ca hát, không xem tivi hay phim ảnh, không ai sở hữu điện thoại hay xe hơi riêng… thì thấy rất thương và đáng khâm phục. Từ sâu thẳm của tâm thức, mình luôn nghĩ chỉ có những người Á đông mới có thể làm như thế thôi. Không. Người Mỹ đã ý thức và đang cố gắng trở về cội nguồn tâm linh.
Chúng ta thừa hưởng gia tài tâm linh quá lớn mà chúng ta có biết hay không? Nấu được một tô canh chua ngon, xếp một bộ đồ thật ngay ngắn, kính trọng và lễ phép bậc trên trước, cố gắng nhường nhịn nhau để giữ hòa khí, lựa lời nhắc nhở nhau khi mắc sai lầm, cùng khổ với nỗi khổ của nhau… tất cả những điều đó đã tạo nên sự quân bình tâm lý và điệu hòa với nhau. Nhưng đôi khi chúng ta lại cảm thấy làm như vậy là hèn yếu, thiếu bình đẳng và thiệt thòi, nên chúng ta đã bất mãn, vùng vẫy và muốn từ bỏ truyền thống “khó khăn” của mình. Đành rằng văn hóa nào cũng có cái hay cái đẹp. Nhưng may thay, chúng ta đã sở hữu quá nhiều cái hay cái đẹp có thể tạo dựng một đời sống bình yên và hạnh phúc lâu bền. Các anh chị có biết tại sao không? Vì chúng ta không giàu có tài sản. Chúng ta may mắn vì sự ưu ái của vũ trụ đã khiến cho ông cha ta không thể làm giàu (hay không muốn làm giàu) bên ngoài, nên đã có thừa thời gian và năng lực để tạo dựng sự giàu có bên trong. Thế mà chúng ta vẫn chưa thấy rõ sự khủng hoảng trầm trọng trong đời sống tinh thần của người Tây phương, vẫn tiếp tục lao theo cái hào nhoáng của họ. Nếu chúng ta chấp nhận đồng nhất mình với cái gọi là “văn minh thời đại” thì cũng tức là chúng ta phải chấp nhận những khổ đau tương tự như họ. Chúng ta đã có con đường sáng đẹp. Chúng ta phải có trách nhiệm thức tỉnh người Tây phương, giúp họ đi theo mình chứ mình đừng đi theo họ. Chúng ta phải trở về thôi!
Ngoài ra, chúng ta còn may mắn thừa hưởng những phương pháp chuyển hóa rất hiệu nghiệm, có những người bạn đồng hành giúp mình thấy rõ con đường để trở về trong từng giờ từng phút. Trong khi xung quanh còn biết bao người tuy đã nhận ra sự sa đà trong chuyến rong chơi cuộc đời, nhưng không biết cách dừng lại và không ai dìu dắt trở về. Cho nên, chúng ta hãy nhắc nhở nhau không ngừng nổ lực tu tập để duy trì và phát triển gia tài quý báu ấy. Chỉ có như thế, chúng ta và con cháu chúng ta qua nhiều thế hệ tiếp nối mới có thể sống một đời sống an vui và tràn đầy ý nghĩa. Khi đã thực sự giàu có bên trong, chúng ta sẽ nắm tay nhau đi khắp nơi chia sẻ tài sản ấy cho những người Tây phương, và cả những người Á đông hay người Việt Nam đã đánh mất “văn minh tâm hồn” của truyền thống mình. Tổ tiên đang rất trông chờ sự lớn dậy của các anh chị. Nếu các anh chị từ chối sứ mệnh này thì không biết sẽ trông cậy vào ai?
Trong thời gian “tu bụi”, thầy sẽ cố gắng gửi về các anh chị những bài viết mới nhất từ cuốn sách “Thiền hiểu biết”. Các anh chị hãy siêng năng nghiền ngẫm kỹ và cố gắng ứng dụng ngay vào đời sống. Nên nhớ, chỉ có sự trải nghiệm và chuyển hóa thực tế mới giúp chúng ta tạo dựng được gia tài tâm linh đích thực. Thời gian cũng không còn nhiều nữa, khổ đau vẫn đang lớn dần ra và bao trùm khắp nơi. Các anh chị phải tinh tiến lên thôi. Nhận lãnh vai trò của một người có thể đem tới niềm an vui và xoa dịu nỗi khổ cho bao người, há không phải là một cái vai dễ thương và xứng đáng để ta có mặt trong cuộc đời này sao?
Thương và tin cậy,
thầy
ủa thầy Minh Niệm hiện đang ở đâu mà nghe sao xốn xan quá hè, thầy đúng là “dị nhân” toàn làm những chuyện “không giống ai”… nhưng chắc nhờ vậy thầy mới sở hữu kho tàng trí tuệ tuyệt vời như thế. phiên nghiên cho chúng mình biết cụ thể hiện thầy đang ở đâu không ( nghe nói ở Mỹ nhưng sao nghe thầy kể thì có vẻ như là một nơi khỉ ho cò gáy nào của nước Mỹ thì phải ?). và chúng mình muốn biết khi nào thầy sẽ về Việt Nam. chúng mình rất ngưỡng mộ trí tuệ và lòng từ bi của thầy qua từng trang sách HVTT, đặc biệt là giọng văn cực giản dị và sâu sắc.
nghe đồn là thầy ở Hawaii thì phải tui cũng hong rõ lắm… đang chờ cuốn sách thứ hai của Người..
Cùng tâm trạng với chị…. Đọc từng chương mà thấy vừa thảng thốt vừa giật mình tỉnh người ra….. Chương đầu tiên em đọc là về Lười biếng…..
Nếu quý vị gặp được Thầy MN ở ngoài đời , quý vị sẽ yêu quý Thầy nhiều hơn nữa . Tôi là người thật may mắn vì trong cuộc đời này tôi đã gặp được một ngươì như Thầy MN. Cầu mong mọi chuyện sẽ đến trên chặng đường sắp tới của Thầy luôn luôn được như Thầy mong muốn . ILU
Quyển này cũng có trong Tủ sách của mình, mỗi ngày mình đọc mỗi chủ đề và cảm nhận, hiểu biết thêm nhiều thứ! Phải nói là mỗi lần vào trang của Phiên Nghiên là mỗi lần tìm thấy nhiều điểm chung nhen :)
Ngoài Trái tim son trẻ, đây là quyển sách tiếng Việt duy nhất PN mang theo khi đi học xa. Đọc để thấy lòng mình bình yên lắng lai, và yêu người tự trong tâm…
Chào cả nhà! Mình được một người bạn bên New York gửi tặng quyển sách “Understanding The Heart – The Art of Living in Happiness” và kèm theo câu hỏi có biết tác giả là ai không? Cả nhà chắc biết tác giả là ai rồi hỉ? Nếu anh bạn mình đọc được tiếng Việt và vào đây thì chắc còn ngưỡng mộ tác giả nhiều hơn nữa. Anh ấy nói rất nhiều bạn bè trẻ tuổi yêu thích cuốn sách này và rất muốn đến Việt Nam để tìm hiểu văn hóa. Hãnh diện ghê! Mình nhận được món quà đặc biệt này cứ cười tủm tỉm hoài, vì mình có cả hình tác giả “chưng” trong phòng “ngủ” nữa mà (vì để ở ngoài sợ bị người khác “chôm” :). Có 2 điều đặc biệt mình thích, đó là bản tiếng Anh khá hay (không biết do tác giả viết lại hay do ai dịch), và bìa sách nhìn rất thiền rất sâu sắc (tuy font chữ không đẹp như bản tiếng Việt). Chỉ tiếc là ngay cả bản tiếng Anh mà cũng không có hình tác giả (dù nhỏ như trái nho cũng được). Mình thử gõ tên cuốn sách và tác giả trên google thì thấy sách đang được bán tại rất nhiều điểm phát hành lớn của Mỹ như ebay, amazon, barneandnoble,… Nhưng hơi thắc mắc là sao anh Chi Bảo nhà ta không có động tĩnh gì trong trước cho mọi người biết để đặt mua. Cũng không biết trong nước có bán không nữa? Có ai biết không hở, cả nhà? Nếu phải đặt mua từ Mỹ thì e là hơi “đét” đó nghen……
Bài phê bình của bạn và một số bạn khác về cuốn sách “Hiểu Về Trái Tim” của Thầy Minh Niệm đã được chọn để hiển thị tren trang web chính thức của Thầy ở Thienhieubiet.org. Xin chúc mừng bạn!
Xin chào các bạn!
Các bạn có thể đón đọc một vài chương đầu tiên của cuốn sách “Hiểu Về Trái Tim 2” và “Thiền Hiểu Biết” từ tác giả Minh Niệm ở trang web chính thức của Thầy và Thiền Thân Hoa Anh Đào ở ThienHieuBiet.org hoặc UnderstandingMeditation.org!
Ngoài ra, trang web ThienHieuBiet.org còn có chứa những thông tin như những bài pháp thoại về dòng Thiền Hiểu Biết (hoặc Understanding Meditation) của Thầy và những sinh hoạt sắp tới của Thiền Thân Hoa Anh Đào.
Còn chờ gì nữa? Hãy nhanh chân truy cập và đón đọc những chũ đề chứa rất nhiều bài học mới của Thầy trong HVTT 2!
Kính gởi quý cô bác anh chị thiền sinh!
Sau 9 năm tu tập và giảng dạy thiền ở Mỹ, nay Thầy Minh Niệm chính thức sẽ về lại thăm quê hương vào đầu tháng 3 tới đây.
Cụ thể là Thầy sẽ có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất lúc 10 giờ 35 phút tối ngày thứ Năm, 6 tháng 3 năm 2014 (chuyến bay Korean Air Lines – Flight KE 0683). Quý cô bác anh chị thiền sinh nào muốn đi đón và gặp gỡ Thầy ngay thì có thể đến thẳng phi trường. Thầy dự tính sẽ ở lại chào hỏi và trò chuyện với mọi người khoảng hơn nửa tiếng, sau đó, sẽ về thẳng quê của Thầy ở Tiền Giang và ở lại đó khoảng 1- 2 tuần.
Quý cô bác anh chị thiền sinh nào muốn tiếp tục cuộc gặp gỡ và chia sẻ thêm với Thầy thì có thể tháp tùng với nhau xuống dưới quê Thầy. Buổi này bắt đầu từ 11giờ trưa đến 4 giờ chiều ngày thứ bảy, 8 tháng 3 năm 2014. Chương trình gồm có bài pháp thoại đầu tiên (của chuyến về thăm lần này của Thầy) và tiệc chay mừng “ngày đoàn tụ”.
Anh chị nào có gia đình và con nhỏ nếu thấy tiện thì cứ mang theo, vì đây chỉ là buổi tiệc nhỏ thân mật nên không lo ngại các bé làm phiền.
Sau đây là vài hướng dẫn để về quê của Thầy:
+ Từ bến xe Miền Tây, đi theo quốc lộ 1A về đến cầu Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (giáp ranh giới của tỉnh Long An, tức cách thị xã Long An khoảng 7 cây số).
+ Xuống dốc cầu Tân Hương khoảng 500m gặp ngã ba đầu tiên (ngay bưu điện) thì quẹo phải (con đường đá xanh).
+ Đi tiếp khoảng 200m sẽ thấy quán cà phê Tấn Phát ở bên tay trái hướng đi, đối diện cà phê này là con hẽm dẫn thẳng vào nhà Thầy (nhà ngói lớn và cổ ở cuối con hẽm này).
+ Địa chỉ nhà: 216/2 Ấp Tân Phú, xã Tân Hương, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Số điện thoại nhà Thầy: 0723.513.929/ Sư cô Diệu Tâm (chị của Thầy): 0916.752.623
Còn đây là số điện thoại để ghi danh:
Nhuận Định (Nhật Chương): 0913.176.731
Xin quý vị hoan hỷ phản hồi bằng e-mail hay số điện thoại trên trước ngày 1/3/2014. Kế hoạch cụ thể để đoàn cùng đi sẽ cập nhật lại cho quý vị sau.
Chúc đại chúng có một buổi sinh hoạt thật ấm áp và tràn đầy năng lượng.
PN xin cảm ơn về thông tin này. Chúc cả nhà an lạc!